Thế nào là hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản? Người tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản có trách nhiệm gì?

Thế nào là hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản? Trách nhiệm của người tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản? - Câu hỏi của anh Hào (Cao Lãnh)

Thế nào là hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản?

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản như sau:

Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản.

Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định Luật Đấu giá tài sản 2016.

Trách nhiệm của người tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản như sau:

Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.

Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.

Thế nào là hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản? Trách nhiệm của người tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản?

Thế nào là hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản? Trách nhiệm của người tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản?

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 34 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản như sau:

- Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định Luật Đấu giá tài sản 2016, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:

-Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;

- Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;

- Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản;

Thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá;

Cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;

- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

- Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

Quy chế cuộc đấu giá tài sản được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 34 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về quy chế cuộc đấu giá như sau:

- Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.

- Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:

+ Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;

+ Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;

+ Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;

+ Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;

+ Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;

+ Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;

+ Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;

+ Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;

+ Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.

Lưu ý: Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}