Tổng cục Thuế hướng dẫn lập hóa đơn thay thế hóa đơn sai sót khi bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn?
Hoá đơn sai sót thì phải lập hoá đơn điều chỉnh hay hoá đơn thay thế?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hoá đơn sai sót như sau:
Xử lý hóa đơn có sai sót
...
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Như vậy, khi bên bán lập hoá đơn có sai sót thuộc trường hợp sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc lập hoá đơn thay thế.
Tổng cục Thuế hướng dẫn lập hóa đơn thay thế hóa đơn sai sót khi bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn?
Có phải lập hóa đơn thay thế hóa đơn sai sót khi bị cưỡng chế nợ thuế không?
Vấn đề này được Tổng cục Thuế hướng dẫn tương tự tại Công văn 575/TCT-QLN năm 2023 như sau:
- Căn cứ quy định tại điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
...
4. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
...
d) Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Xử lý hóa đơn có sai sót
...
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Như vậy, trường hợp người nộp thuế lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế hóa đơn đã lập có sai sót thì đều phải lập hóa đơn mới.
Trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty được sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh và phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Trình tự thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn như thế nào?
Trình tự thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn theo khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế cơ quan thuế phải đăng tải quyết định cưỡng chế và thông báo ngừng sử dụng hóa đơn trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.
(2) Trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân đang bị cưỡng chế, không cấp mã đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không cấp hóa đơn, không bán hóa đơn cho người nộp thuế đang bị cưỡng chế (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
(3) Cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này kèm theo thông báo tiếp tục sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-2/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Ngay trong ngày ban hành quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế phải đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.
(4) Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;