Thay đổi tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam kể từ ngày 15/8/2022?

Xin chào Lawnet, tôi có nghe nói là sắp tới sẽ có những thay đổi về tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vậy tỷ lệ này sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới? Xin cảm ơn!

Thay đổi một số quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thường xuyên duy trì từ ngày 15/8/2022?

Hiện nay, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thường xuyên duy trì được quy định theo Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-NHNN như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
a) Giới hạn cấp tín dụng;
b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một hoặc một số giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.”

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-NHNN đã có quy định về sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2019/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 1 như sau:
“c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.”

Theo đó, có sự thay đổi từ tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động thành tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.

Như vậy, trong thời gian sắp tới, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thường xuyên duy trì sẽ bao gồm:

- Giới hạn cấp tín dụng

- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.

Thay đổi tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam kể từ ngày 15/8/2022?

Thay đổi tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam kể từ ngày 15/8/2022? (Hình từ internet)

Ngân hàng phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản với tỷ lệ tối thiểu là bao nhiêu trong thời điểm hiện nay?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 7. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
1. Cuối ngày làm việc cuối cùng hàng tháng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ quy định tại Phụ lục Thông tư này để tính toán, quản lý tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến;
b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:

Trong đó:
(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục Thông tư này;
(ii) Tổng Nguồn vốn là tổng các khoản mục thuộc mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng; vay ngân sách Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng; phát hành giấy tờ có giá; các khoản nợ khác không bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro;
c) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác.
3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu theo lộ trình sau:
a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 0,6%;
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022: 1%;
c) Kể ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: 1,5%;
d) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025: 2%.”

Theo đó, hiện nay thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu theo lộ trình.

Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tổi thiểu là 0.6%.

Từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2022 duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tổi thiểu là 1%

Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2024 duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tổi thiểu là 1.5%

Kể từ ngày 01/01/2025 duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tổi thiểu là 2%.

Thay đổi tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ ngày 15/8/2022?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-NHNN đã sửa đổi nội dung như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2019/TT-NHNN
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 0,6%.”

Theo đó, thay vì áp dụng tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu theo lộ trình như quy định hiện nay thì trong thời gian sắp tới Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ cần duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu ở mức tỷ lệ 0.6%.

Thông tư 07/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

38 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}