Thắp hương Ngày vía Thần Tài mấy giờ? Giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt? Ngày Thần Tài 2025 là ngày bao nhiêu?

Thắp hương Ngày vía Thần Tài mấy giờ? Giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt? Ngày Thần Tài 2025 là ngày bao nhiêu?

Thắp hương Ngày vía Thần Tài mấy giờ? Giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt?

Ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch) là một ngày quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán. Việc thắp hương cúng Thần Tài cần được thực hiện đúng giờ và đúng cách để cầu may mắn, tài lộc.

Dưới đây là khung giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt và thời gian thắp hương Ngày vía Thần Tài:

(1) Giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt như sau:

Giờ Mão (5h-7h sáng): Đại cát đại lợi, giúp khai thông vận khí, mang lại sự hanh thông trong công việc kinh doanh, buôn bán.

Giờ Thìn (7h-9h sáng): Vượng khí mạnh nhất trong ngày, thích hợp để dâng lễ cúng Thần Tài, cầu mong công việc làm ăn phát đạt, tài lộc vững bền.

Giờ Tỵ (9h-11h sáng): Gia tăng cát khí, giúp tiền bạc lưu thông thuận lợi, buôn bán may mắn, ký kết hợp đồng suôn sẻ.

Giờ Thân (15h-17h chiều): Nếu không thể cúng vào buổi sáng, gia chủ có thể chọn giờ này để thực hiện nghi lễ. Giờ Thân mang đến sự bền vững, giúp tài lộc tích lũy lâu dài.

(2) Thời gian thắp hương Ngày vía Thần Tài như sau:

Giờ tốt nhất: Nên thắp hương vào sáng sớm, khoảng từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là thời điểm được cho là tốt nhất để kết nối với Thần Tài, cầu xin sự may mắn và tài lộc cho cả năm.

Ngoài ra: Bạn cũng có thể thắp hương vào giờ Thìn (7-9 giờ sáng) vì đây là giờ đẹp, tượng trưng cho sự khởi đầu thuận lợi.

(3) Bạn có thể tham khảo cách cúng như sau:

Lễ vật cúng Thần Tài:

Đồ cúng chay: Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền), trái cây (chuối, táo, lê, cam, quýt), xôi chè, bánh kẹo.

Đồ cúng mặn: Có thể thêm thịt heo quay, gà luộc, hoặc cá lóc nướng (tùy theo phong tục địa phương).

Vàng mã: Tiền vàng, bộ đồ Thần Tài, vàng mã.

Nước sạch: 3 chén nước hoặc rượu.

Hương đèn: Nhang, đèn cầy.

Cách thắp hương:

Đặt lễ vật lên bàn thờ Thần Tài một cách trang trọng.

Thắp 3 nén hương (tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân).

Đọc bài khấn cúng Thần Tài (tham khảo bài khấn bên dưới).

Sau khi hương tàn, hóa vàng mã và thụ lộc.

(4) Bài khấn cúng Thần Tài như sau:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy Đức Thần Tài, Thổ Địa, các vị Thần linh cai quản nơi đây.

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng, năm [năm âm lịch],

Tín chủ con là: …………………

Ngụ tại: …………………

Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật dâng lên trước án, kính cúng Đức Thần Tài, Thổ Địa và các vị Thần linh.

Cúi xin các Ngài thương xót, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được bình an, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt, tài lộc dồi dào, vạn sự hanh thông.

Chúng con nguyện sống lương thiện, tu tâm tích đức, giữ gìn đạo lý, hướng thiện giúp đời.

Cúi xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được an khang, thịnh vượng.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Thắp hương Ngày vía Thần Tài mấy giờ? Giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt? Ngày Thần Tài 2025 là ngày bao nhiêu?

Thắp hương Ngày vía Thần Tài mấy giờ? Giờ hoàng đạo Ngày vía Thần Tài 2025 tốt? Ngày Thần Tài 2025 là ngày bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Ngày Thần Tài 2025 là ngày bao nhiêu?

Ngày vía Thần Tài là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt đối với những người làm kinh doanh, buôn bán. Ngày này được xem là dịp để cầu mong may mắn, tài lộc dồi dào trong năm mới.

Theo lịch âm, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, những người làm ăn, buôn bán thường sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may, mong 1 năm buôn may bán đắt.

Năm 2025, ngày Thần Tài là 10/1 Âm lịch rơi vào thứ Sáu (7/2 Dương lịch).

Người dân được đốt vàng mã cúng Ngày vía Thần Tài gây hỏa hoạn thì bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Đồng thời, tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.

Tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 còn có quy định như sau:

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
...
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, căn cứ vào từng tính chất, mức độ vi phạm của hành vi đốt vàng mã gây hỏa hoạn để xác định người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}