Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào?

Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào? Câu hỏi của bạn Đặng Phan Thị Hồng Nhung đến từ Bến Tre.

Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tài chính đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:

Tiêu chuẩn thành viên và thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
b) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
c) Có trình độ từ đại học trở lên.
d) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
đ) Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).

Theo đó, thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.

- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

- Có trình độ từ đại học trở lên.

- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

- Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.

Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào?

Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào?

Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:

Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý
1. Điều kiện miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi không tham gia thành viên Hội đồng quản lý.
b) Bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
c) Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã nghỉ quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
d) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
e) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác không phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
g) Có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
h) Vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

Theo đó, thành viên Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi không tham gia thành viên Hội đồng quản lý.

- Bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.

- Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã nghỉ quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

- Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.

- Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác không phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC.

- Có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

- Vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

Trình tự và thủ tục miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:

Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý
...
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý và thành viên Hội đồng quản lý
Trong trường hợp có đề xuất hợp pháp về việc miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý thì Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý chủ trì cuộc họp giải quyết; cuộc họp phải đảm bảo về tỷ lệ và thành phần tham gia, tỷ lệ biểu quyết theo quy định của pháp luật, điểm a khoản 2 Điều 16 và khoản 1 Điều 18 Thông tư này. Trong trường hợp miễn nhiệm đồng thời Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này quyết định việc tổ chức cuộc họp.
Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm có: (1) Tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm; (2) Biên bản họp Hội đồng quản lý; (3) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).

Theo đó, đối với việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thì Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định.

Hồ sơ đề nghị gồm có:

(1) Tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm;

(2) Biên bản họp Hội đồng quản lý;

(3) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}