Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch dự kiến tiêm vắc xin phòng covid-19 (mũi 4) cho gần 2 triệu người từ 50 tuổi trở lên?

Tôi là công nhân tại khu công nghiệp Tân Tạo và đã tiêm vacxin mũi thứ 3. Cho tôi hỏi, tôi có thuộc đối tượng được tiêm vacxin mũi 4 không và khi nào tôi mới được tiêm vacxin mũi 4? Mong nhận được phản hồi, xin cảm ơn!

Mục đích của việc tiêm vắc xin phòng covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)?

Theo khoản 1 mục I Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh quy định về mục đích của việc tiêm vắc xin phòng Covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) là để đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin, tạo miễn dịch bền vững phòng bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã thuyên giảm và nước ta cũng đã tạo được miễn dịch trong cộng đồng nhờ việc tiêm các mũi vắc xin cho người dân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu vắc xin cũng chỉ có tác dụng miễn dịch trong 6 tháng. Cho nên, việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng nhất định là vô cùng quan trọng. Vì thế, các đối tượng thuộc diện tiêm mũi 4 cần quan tâm các chính sách mới của pháp luật để nắm bắt kịp thời quyền lợi của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch dự kiến tiêm vắc xin phòng covid-19 (mũi 4) cho gần 2 triệu người từ 50 tuổi trở lên?

Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Đối tượng tiêm vắc xin phòng covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo khoản 1 mục II Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh quy định các đối tượng sau đây sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại thành phố Hồ Chí Minh:

- từ 50 tuổi trở lên (dự kiến số lượng là 1.873.428 người do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cập nhật đến ngày 13 tháng 5 năm 2022).

- từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng.

- thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp).

Theo đó, bạn là công nhân tại khu công Nghiệp Tân tạo thuộc đối tượng phải tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian triển khai tiêm vắc xin phòng covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại thành phố Hồ Chí Minh?

Theo khoản 4 mục II Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh quy định:

Thời gian triển khai: Dự kiến bắt đầu ngay khi được Bộ Y tế cung ứng vắc xin theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.

Vì vậy, khi nào Bộ Y tế cung ứng vắc xin theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng bạn sẽ được chính quyền địa phương nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú hoặc ban quan lý khu công nghiệp thông báo thời giờ chính xác để bạn được tiêm vắc xin phòng covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).

Hình thức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại thành phố Hồ Chí Minh?

Theo khoản 3 Mục II Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về tổ chức tiêm vắc xin phòng covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh quy định:

Hình thức tiêm

+ Tại bệnh viện, cơ sở tiêm chủng đối với người lao động đang làm việc hoặc người đang điều trị nội trú tại đơn vị (kể cả người có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác đang điều trị).

+ Tại điểm tiêm lưu động trên địa bàn theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

+ Tại nhà đối với các trường hợp di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển đến các điểm tiêm.

Các loại vắc xin và yêu cầu khoảng cách an toàn khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)?

Theo khoản 5 mục II Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh quy định về các loại vắc xin và khoảng cách tiêm như sau:

Vắc xin sử dụng: vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do AstraZeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3).

Khoảng cách: ít nhất là 04 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3); đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3), trì hoãn tiêm chủng 03 tháng kể từ ngày mắc COVID-19.

Trước khi đi tiêm bạn nên chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân, bao gồm: Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính; các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị; các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây; tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào; nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước; tình trạng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc mắc COVID-19 (nếu có); các vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu bạn là nữ trong độ tuổi sinh đẻ).

Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về: Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo; các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý; cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe tiêm vắc xin phòng covid liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) một cách tốt nhất.

Cù Thị Bích Hiền

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

56 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}