Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không?

Tôi muốn hỏi thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không? - câu hỏi của chị Thy (Mỹ Tho)

Thanh niên tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định thanh niên tình nguyện:

- Tham gia chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan chủ trì thực hiện và có thời hạn từ 24 tháng trở lên (sau đây gọi là thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án);

- Tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng và xã hội do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội (sau đây gọi là thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội).

Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không?

Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không?

Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không?

Căn cứ tại khoản 11 Điều 9 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án
....
11. Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.

Theo đó, thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.

Thanh niên đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện bị tai nạn nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội thì được hưởng chính sách nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện
...
6. Thanh niên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện bị tai nạn thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện bảo đảm các chính sách sau đây:
a) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị suy giảm;
b) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì ngoài chế độ hỗ trợ được hưởng theo quy định tại điểm a Khoản này còn được hưởng trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được tăng thêm tối thiểu là 1.000.000 đồng;
c) Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 50.000.000 đồng.

Thanh niên đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện bị tai nạn nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chính sách sau:

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị suy giảm;

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì ngoài chế độ hỗ trợ được hưởng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 9 Nghị định 17/2021/NĐ-CP còn được hưởng trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được tăng thêm tối thiểu là 1.000.000 đồng;

- Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 50.000.000 đồng.

Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện như sau:

- Được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật về việc làm.

- Được xem xét, ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc nếu tham gia hoạt động tình nguyện từ 03 tháng trở lên. Trường hợp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo đợt thì được cộng dồn thời gian tham gia hoạt động tình nguyện.

Nguyên tắc thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:

- Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

- Chính phủ và chính quyền địa phương tạo điều kiện để thanh niên tham gia tổ chức thanh niên xung phong, hoạt động tình nguyện theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ, chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật tôn vinh, biểu dương, ghi nhận hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng thanh niên xung phong có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ; thanh niên tình nguyện có nhiều cống hiến, đóng góp cho hoạt động tình nguyện.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 17/2021/NĐ-CP.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}