Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thuộc về ai? Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định như thế nào?

Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thuộc về ai? Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định như thế nào?- Câu hỏi của bạn Hào (Đồng Tháp).

Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thuộc về ai?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh như sau:

Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc sử dụng chữ ký điện tử và việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh được ký bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thuộc về ai? Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định như thế nào?

Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thuộc về ai? Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh như sau:

Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh
1. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
3. Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
4. Việc gia hạn thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

Như vậy:

- Đối với cam kết bảo lãnh thì thời hạn hiệu lực được xác định từ thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.

- Đối với thỏa thuận cấp bảo lãnh thì thời hạn hiệu lực do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh.

Làm sao để hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 11/2022/TT-NHNN thỏa thuận cấp bảo lãnh có nội dung sau:

Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải gửi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 16 Thông tư này cho bên bảo lãnh. Bên bảo lãnh kiểm tra hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được xuất trình, đối chiếu với các điều khoản và điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều này nếu hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ. Trường hợp hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ, bên bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ khi:
a) Bên bảo lãnh nhận được đủ hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, cụ thể:
(i) Trường hợp gửi trực tiếp bằng văn bản thì phải trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh;
(ii) Trường hợp gửi dưới hình thức thư bảo đảm qua dịch vụ bưu chính thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm;
(iii) Trường hợp gửi bằng phương tiện điện tử thì tính theo thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
b) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định trong cam kết bảo lãnh.
...

Theo đó, hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ hợp lệ khi:

- Bên bảo lãnh nhận được đủ hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, cụ thể:

+ Trường hợp gửi trực tiếp bằng văn bản thì phải trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh;

+ Trường hợp gửi dưới hình thức thư bảo đảm qua dịch vụ bưu chính thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm;

+ Trường hợp gửi bằng phương tiện điện tử thì tính theo thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định trong cam kết bảo lãnh.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}