Thẩm phán nữ trong thời gian đang nghỉ chế độ thai sản có được phân công giải quyết án không?
- Thẩm phán nữ trong thời gian khi nghỉ chế độ thai sản có được phân công giải quyết án không?
- Chỉ tiêu giải quyết án sau nghỉ thai sản của thẩm phán nữ có được giảm không?
- Có mấy phương thức phân công giải quyết án?
- Khi nào thì phân công giải quyết án chỉ định? Khi nào thì phân công giải quyết án ngẫu nhiên?
Thẩm phán nữ trong thời gian khi nghỉ chế độ thai sản có được phân công giải quyết án không?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định như sau:
Những trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án
Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án:
1. Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó.
2. Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên.
3. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ.
4. Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc.
Theo quy định về những trường hợp thẩm phán không được phân công giải quyết án có quy định về Thẩm phán nữ nghỉ chế độ thai sản
Như vậy, Thẩm phán nữ trong thời gian nghỉ chế độ thai sản không được phân công giải quyết án.
Thẩm phán nữ trong thời gian đang nghỉ chế độ thai sản có được phân công giải quyết án không?
Chỉ tiêu giải quyết án sau nghỉ thai sản của thẩm phán nữ có được giảm không?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định các tiêu chí phân công thẩm phán như sau:
Tiêu chí phân công giải quyết án
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Theo quy định trên thì Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Như vậy, Thẩm phán nữ sau nghỉ chế độ thai sản trong vòng 3 tháng sẽ được giảm chỉ tiêu giải quyết án.
Có mấy phương thức phân công giải quyết án?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định như sau:
Phương thức phân công giải quyết án
1. Phương thức phân công giải quyết án gồm phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên.
2. Phương thức phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
3. Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
4. Chánh án Tòa án có thể ủy quyền việc phân công giải quyết án cho Phó Chánh án Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng Chánh án Tòa án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân công giải quyết án tại Tòa án mình.
Theo đó có 2 phương thức phân công giải quyết án:
- Phân công giải quyết án chỉ định
- Phân công giải quyết án ngẫu nhiên.
Khi nào thì phân công giải quyết án chỉ định? Khi nào thì phân công giải quyết án ngẫu nhiên?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về các trường hợp áp dụng phân công giải quyết án chỉ định như sau:
- Phân công thẩm phán giải quyết án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Vụ án hình sự phức tạp liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
+ Vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; chính trị, đối ngoại, an ninh, tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, trí thức được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
- Phân công Thẩm phán làm thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
- Phân công Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Chánh án Tòa án.
- Phân công giải quyết án trong trường hợp Thẩm phán được phân công thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi; không thể tiếp tục giải quyết, xét xử theo đúng thời hạn pháp luật quy định vì lý do khách quan
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định như sau:
Phân công giải quyết án ngẫu nhiên
1. Vụ việc không thuộc trường hợp phân công giải quyết án chỉ định thì phải được phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, trường hợp vụ việc không thuộc trường hợp phân công giải quyết án chỉ định thì phải được phân công giải quyết án ngẫu nhiên thì phân công giải quyết ngẫu nhiên.
Thông tư 01/2022/TT-TANDTC sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;