Tham nhũng là gì? Người có hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Tham nhũng là gì? Người có hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nam.

Tham nhũng là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Trong đó:

- Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

- Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Tham nhũng là gì? Người có hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Tham nhũng là gì? Người có hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Tham nhũng bao gồm những hành vi nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Căn cứ tại Điều 2, khoản 9, khoản 10 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các hành vi tham nhũng bao gồm:

(1) Trong khu vực Nhà nước

- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

(2) Ngoài khu vực Nhà nước

- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Người có hành vi tham nhũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Nếu người thực hiện hành vi tham nhũng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm một trong các Tội về tham nhũng quy định tại các Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ có mức phạt tù cao nhất là tử hình.

Trong đó, có thể kể đến các tội sau đây:

- Tội tham ô tài sản nêu tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội nhận hối lộ tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội giả mạo trong công tác tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015.

Tùy vào từng mức độ của hành vi, hậu quả hành vi tham nhũng gây ra cùng với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ được áp dụng mức hình phạt phù hợp.

Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống tham nhũng?

Căn cứ vào Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.

Như vậy, trong công tác phòng chống tham nhũng sẽ có 4 hành vi bị nghiêm cấm nêu trên.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}