Tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì? Lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì?

Tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì? Lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì?

Tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì? Lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì?

Thông tin tham khảo về tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì, lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì dưới đây:

Lễ cúng Thanh minh là một nghi thức truyền thống của người Việt, thường được tổ chức vào tiết Thanh minh (khoảng từ ngày 4-5/4 đến 20-21/4 dương lịch hàng năm). Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà đã khuất và dọn dẹp, sửa sang phần mộ.

(1) Tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì? Lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì?

- Mâm cúng Thanh minh ở ngoài mộ cũng được chia thành lễ chay và lễ mặn. Bạn nên chuẩn bị các lễ vật cần thiết như hương, đèn, chè, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.

- Với mâm cỗ chay, bạn chuẩn bị một số món như xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước,gạo,muối, bỏng,bơ,mật ong.

- Mâm cỗ mặn thì có thêm rượu, thịt heo, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò. Nếu ngoài mộ có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương. Riêng lễ vật đặt trên bàn có thể chung.

(2) Các bước tiến hành lễ cúng ngoài mộ

Dọn dẹp, sửa sang phần mộ:

Quét dọn sạch sẽ khu vực xung quanh mộ.

Nhổ cỏ, lau chùi bia mộ, sơn lại chữ (nếu cần).

Đắp thêm đất, sửa sang lại mộ cho gọn gàng.

Bày lễ vật:

Đặt lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ hoặc tấm vải sạch trước mộ.

Sắp xếp lễ vật gọn gàng, trang trọng.

Thắp hương và đọc văn khấn:

Thắp hương, đèn/nến.

Đọc bài văn khấn cúng Thanh minh (tham khảo bên dưới).

Vái lạy và cầu khấn:

Vái lạy 3 lần để tỏ lòng thành kính.

Cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, may mắn.

Hóa vàng mã:

Sau khi hương tàn, đốt vàng mã và đồ cúng.

Rắc gạo, muối xung quanh mộ.

Thu dọn:

Thu dọn lễ vật, giữ gìn vệ sinh khu vực mộ.

*Trên đây là thông tin tham khảo về tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì, lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì!

Tiết Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí được lập theo quan niệm của các quốc gia phương Đông. Tiết Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông Chí 105 ngày. Sự kiện này mô tả khí trời mát mẻ quang đãng. Vì vậy, người Việt Nam thường dùng ngày này để tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất. Đồng thời, họ cũng sắp xếp thời gian ra nghĩa trang và mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần.

Không khí trong dịp Thanh Minh khá nhộn nhịp vì cả trẻ con cũng được cho đi theo để nhận biết phần mộ tổ tiên. Qua đó giúp trẻ học hỏi thêm về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hành các nghi lễ truyền thống.

Tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì? Lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì?

Tết thanh minh, ra mộ thắp hương mua gì? Lễ thắp hương ngoài mộ vào Tết thanh minh gồm những gì? (Hình ảnh Internet)

Đốt vàng mã ngày Tết thanh minh gây hỏa hoạn thì bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Đồng thời, tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.

Tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 còn có quy định như sau:

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
...
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, căn cứ vào từng tính chất, mức độ vi phạm của hành vi đốt vàng mã gây hỏa hoạn để xác định người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên.

Mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hiện không có quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mê tín dị đoan, tuy nhiên đối với tội hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}