Tàu thuyền trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đã hết hạn kiểm định sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng?
- Sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đã hết hạn kiểm định trên tàu biển thì có bị xử phạt hành chính hay không?
- Sẽ xử phạt hành vi không dừng tàu, thuyền để kiểm tra theo hiệu lệnh trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Tàu thuyền vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển sẽ bị xử phạt thế nào?
Sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đã hết hạn kiểm định trên tàu biển thì có bị xử phạt hành chính hay không?
Hiện nay, quy định về việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển được thực hiện theo Điều 19 Nghị định 162/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 19. Vi phạm quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;
b) Không có sơ đồ hệ thống cứu hỏa, bảng phân công cứu hỏa hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị cứu hỏa đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
b) Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được;
c) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp;
d) Trang thiết bị cứu hỏa không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định;
đ) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
e) Chở chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách.”
Theo đó, hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển hiện nay sẽ được xử lý theo quy định trên.
Tuy nhiên, tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP đã có những thay đổi về việc xử phạt đối với hành vi phạm quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
…
11. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 19 như sau:
“b) Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được hoặc đã hết hạn kiểm định”;”
Theo đó, hành vi sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy nhưng hết hạn kiểm định sẽ bị xử phạt hành chính.
Tàu thuyền trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đã hết hạn kiểm định sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng?
Sẽ xử phạt hành vi không dừng tàu, thuyền để kiểm tra theo hiệu lệnh trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?
Căn cứ vào khoản 12 Điều 3 Nghị đinh 37/2022/NĐ/CP quy định như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
…
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàu khách không có bảng nội quy đặt ở những nơi quy định trên tàu;
b) Bố trí hoặc để cho hành khách ngồi không đúng nơi quy định;
c) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an ninh tàu biển không đúng quy định;
d) Không dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát theo hiệu lệnh của người có thẩm quyền;
đ) Không chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.”.”
Theo đó, hành vi không dừng tàu, thuyền để kiểm tra, kiểm soát theo hiệu lệnh của người có thẩm quyền sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Tàu thuyền vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo Điều 25 Nghị định 126/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
b) Để rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống biển.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn; kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định;
b) Không có giấy chứng nhận theo quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải nước có lẫn dầu hoặc hợp chất có lẫn dầu không theo đúng các quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải có lẫn dầu hoặc các loại chất độc hại không theo đúng các quy định.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đối với các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2; Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”
Theo đó, trường hợp tàu thuyền vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển trên các vùng biển đảo và thềm lục địa hiện nay sẽ được xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.
Sắp tới, khi mà Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì việc xử phạt hành chính một số hành vi vi phạm bảo vệ môi trường biển của tàu thuyền sẽ được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
…
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều 25 như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, ghi không đầy đủ, ghi không đúng nội dung nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”.”
Theo đó, hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường do tàu thuyền gây ra sẽ bị xử lý theo các quy định nêu trên.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;