Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi nào? Khi nào thì tàu bay khởi hành đã bị đình chỉ được tiếp tục thực hiện chuyến bay?
- Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi nào?
- Khi nào thì tàu bay khởi hành đã bị đình chỉ được tiếp tục thực hiện chuyến bay?
- Bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển khi đình chỉ thực hiện chuyến bay?
- Tạm giữ tàu bay khi xảy ra các trường hợp nào?
- Tàu bay bị khám xét trong các trường hợp nào?
Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định các trường hợp tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi:
- Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
- Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi nào? Khi nào thì tàu bay khởi hành bị đình chỉ tiếp tục thực hiện chuyến bay?
Khi nào thì tàu bay khởi hành đã bị đình chỉ được tiếp tục thực hiện chuyến bay?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Đình chỉ thực hiện chuyến bay
1. Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
c) Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
d) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không lập biên bản và ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay thì quyết định đó có hiệu lực ngay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay phải được gửi ngay sau đó cho Cảng vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.
4. Người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay phải tuân thủ quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay và có quyền yêu cầu cơ quan hoặc người ra quyết định làm rõ lý do đình chỉ.
5. Tàu bay bị đình chỉ thực hiện chuyến bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
Như vậy, khi mà các căn cứ khiến cho tàu bay bị đình chỉ thực hiện chuyến bay nêu trên không còn nữa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
Bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển khi đình chỉ thực hiện chuyến bay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển
Tổ chức, cá nhân quyết định đình chỉ việc thực hiện chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay, tạm giữ, yêu cầu tạm giữ, yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc khám xét tàu bay trái pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển thuộc về tổ chức, cá nhân quyết định đình chỉ việc thực hiện chuyến bay.
Tạm giữ tàu bay khi xảy ra các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định tạm giữ tàu bay khi xảy ra các trường hợp sau:
- Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;
- Không khắc phục các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;
- Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận chuyển hàng không;
- Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở trong tàu bay;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tàu bay bị khám xét trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định các trường hợp tàu bay bị khám xét như sau:
- Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không, an toàn hàng không;
- Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;