Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với bất động sản, tín dụng, trái phiếu như thế nào?

Tôi muốn hỏi tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, trái phiếu, bất động sản như thế nào? - câu hỏi của chị Nhung (Bến Tre)

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, trái phiếu, bất động sản như thế nào?

Ngày 7/3/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023.

Tại tiểu mục 1 Mục 1 Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và quản lý điều hành xăng dầu, bảo đảm hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2023; chủ động, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo đối với vấn đề vượt thẩm quyền.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, trái phiếu, bất động sản như thế nào?

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, trái phiếu, bất động sản như thế nào?

Về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội Chính phủ đã có những yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã đưa ra những yêu cầu cho triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như sau:

Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 1439/BC-BKHĐT ngày 02 tháng 3 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình). Đến nay đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt hơn 81,1 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn 14.152 tỷ đồng của 50 dự án đang hoàn thiện thủ tục để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất còn rất chậm; chưa kịp thời có phương án xử lý nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 còn dư sau khi sử dụng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Chính phủ yêu cầu:

Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

- Khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phân bổ và thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.

- Yêu cầu 18 bộ, địa phương (Quảng Ngãi, Điện Biên, Bình Phước, Ninh Thuận, Quảng Trị, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lào Cai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh; các Bộ; Công an, Quốc phòng) nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31 tháng 3 năm 2023 đối với số vốn 14.152 tỷ đồng thuộc Chương trình; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không được phân bổ do không đáp ứng thời gian theo quy định.

- Định kỳ hằng tháng báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất việc sửa đổi Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; dự kiến khả năng thực hiện, số tiền có thể giải ngân đến hết thời hạn của Chương trình, phương án đối với số tiền còn lại không sử dụng hết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 08 tháng 3 năm 2023.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, khẩn trương đề xuất phương án xử lý số tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 còn dư sau khi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo đúng nhiệm vụ đã được giao tại khoản 4 Mục II Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ, báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2023.

Khẩn trương trình phương án miễn giảm thuế, phí; hoàn thiện báo cáo tổng thể về cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu?

Tại tiểu mục 3 Mục 1 Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phương án miễn giảm thuế, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp, người dân áp dụng cho năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2023.

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện những công việc như sau:

- Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất, giảm giá đầu ra nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số, dịch vụ ăn uống, cửa hàng bán lẻ...; tăng cường chống thất thu; triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn tất việc nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tổng thể về cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2023.

- Khẩn trương xây dựng Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 để báo cáo Chính phủ, trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}