Tạm dừng hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài đối với các nước Liên bang Nga, Bê-la-rút và U-crai-na do ảnh hưởng của tình hình thế giới?

Chào Lawnet, các bạn cho tôi hỏi vấn đề sau: Hiện nay diễn biến thế giới vẫn còn căng thẳng tại Nga và U-crai-na. Vậy hoạt động ủy thác tư pháp của Việt Nam đến những nước này có tạm dừng lại hay không? Tôi xin cảm ơn!

Tạm dừng ngay lập tức hoạt động ủy thác tư pháp đến các nước Liên bang Nga, Bê-la-rút và U-crai-na?

Căn cứ vào Mục 1 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 của Tòa án nhân dân tối cao đã có những lưu ý sau đây gửi đến tòa án nhân dân các cấp tại địa phương và các tòa án nhân dân cấp cao như sau:

“1. Về việc tạm dừng ủy thác tư pháp cho một số nước
Theo thông báo của Bộ Tư pháp các yêu cầu ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ...cho một số nước sau đây: Liên bang Nga, Bê-la-rút, U-crai-na phải tạm dừng do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và tình hình của thế giới. Vì vậy, các Tòa án tạm dừng gửi đến Bộ Tư pháp hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp cho các nước nêu trên cho đến khi nhận được thông báo mới.”

Như vậy, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và tình hình thế giới nên Bộ tư pháp đã tạm dừng việc ủy thác tư pháp để tống đạt các giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ… tại Liên bang Nga, Bê-la-rút và U-crai-na. Vì vậy tòa án nhân dân các cấp dừng việc gửi hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp cho các nước trên tại Bộ Tư pháp.

Tạm dừng ngay hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài đối với các nước Liên bang Nga, Bê-la-rút và U-crai-na do ảnh hưởng của tình hình thế giới?

Tạm dừng hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài đối với các nước Liên bang Nga, Bê-la-rút và U-crai-na do ảnh hưởng của tình hình thế giới? (Hình từ internet)

Những nước nào đã có văn bản chấp thuận về việc thu thập chứng cứ ở nước ngoài với Việt Nam?

Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 của Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn về những nước thành viên của Công ước La Hay có văn bản chấp thuận về việc thu thập chứng cứ ở nước ngoài với Việt Nam như sau:

“2. Về việc Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ theo quy định của Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại
2.1. Hiện nay Việt Nam là thành viên của Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ ở nước ngoài).
Tuy nhiên, theo quy định của Công ước này, thì Công ước chỉ có hiệu lực giữa Việt Nam với nước thành viên khác của Công ước nếu nước thành viên đó có văn bản chấp thuận. Hiện nay, theo thông báo của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã có 26 nước thành viên Công ước thu thập chứng cứ ở nước ngoài có văn bản chấp thuận Công ước này có hiệu lực giữa nước đó với Việt Nam. Cụ thể là các nước sau đây:

Thực hiện ủy thác tư pháp cho Nhật Bản thu thập chứng cứ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2.3 mục 2 ông văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về việc thu thập chứng cứ tại Nhật Bản thông qua ủy thác tư pháp như sau:

“2. Về việc Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ theo quy định của Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại
2.3. Về việc Tòa án ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ
2.3.1. Về hồ sơ ủy thác tư pháp
Hồ sơ yêu cầu ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ được lập thành 03 bộ. Mỗi bộ hồ sơ bao gồm các văn bản, giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Công văn gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu số 01 ban hành theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp lập theo Mẫu 2A ban hành theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ như: Bảng câu hỏi để cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản hỏi đương sự; yêu cầu thu thập giấy tờ, tài liệu; yêu cầu xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, tài liệu. Trường hợp yêu cầu Nhật Bản xác minh địa chỉ của đương sự, Tòa án thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 114/TANDTC-HTQT ngày 17/9/2021 của Tòa án nhân dân tối cao;
- Biên lai nộp 200.000 nghìn đồng lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Biên lai nộp 03 triệu đồng tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (bản chính hoặc bản chụp) theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao.
2.3.2. Về cách lập Văn bản yêu cầu ủy thác theo Mẫu 2A
Tòa án lập văn bản này theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao. Trong đó, khi lập văn bản, Tòa án cần lưu ý:
- Tại ô ghi tên cơ quan được ủy thác tư pháp, Tòa án ghi: “Tòa án có thẩm quyền của Nhật Bản”.
- Tại ô ghi “Công việc ủy thác tư pháp”, Tòa án đánh dấu V vào mục “Thu thập, cung cấp chứng cứ”.
- Tại ô ghi “Các biện pháp thực hiện ủy thác tư pháp”, Tòa án đánh dấu V vào mục “Theo biện pháp được nêu trong pháp luật quốc gia của nước được yêu cầu”.
2.3.3. Về bản dịch hồ sơ ủy thác tư pháp
Trong mỗi bộ hồ sơ ủy thác tư pháp, Tòa án gửi kèm bản dịch sang tiếng Nhật Bản của từng văn bản, giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ, trừ Công văn gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu số 01 ban hành theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao thì không phải dịch sang tiếng Nhật Bản.
Bản dịch phải được công chứng nội dung dịch hoặc có chứng thực chữ ký người dịch. Chi phí dịch, công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch do nguyên đơn, người yêu cầu, người kháng cáo thanh toán cho cơ sở dịch thuật.
Tòa án cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi dịch hồ sơ ra tiếng Nhật Bản:
- Đối với Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp, Tòa án yêu cầu dịch câu “Tòa án có thẩm quyền của Nhật Bản” sang tiếng Nhật Bản là
- Toàn bộ lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch hoặc lời chứng chứng thực chữ ký của người dịch phải được dịch sang tiếng Nhật Bản.”

Theo đó, việc Tòa án ủy thác tư pháp cho Nhật Bản thu thập chứng cứ được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

87 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}