Tài sản trưng dụng có thuộc sở hữu Nhà nước không? Tài sản bị trưng dụng bao lâu thì được Nhà nước trả lại?

Tài sản trưng dụng có thuộc sở hữu Nhà nước không? Tài sản bị trưng dụng bao lâu thì được Nhà nước trả lại? - Câu hỏi của chị Hạnh (Phú Yên)

Tài sản đã bị trưng dụng thì có thuộc sở hữu Nhà nước không?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định nội dung này như sau:

Quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng
1. Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành.
2. Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.

Theo quy định trên thì Nhà nước chỉ có quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng. Còn quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng mà không thuộc về Nhà nước.

Tài sản trưng dụng có thuộc sở hữu Nhà nước không? Tài sản bị trưng dụng bao lâu thì được Nhà nước trả lại?

Tài sản trưng dụng có thuộc sở hữu Nhà nước không? Tài sản bị trưng dụng bao lâu thì được Nhà nước trả lại?

Tài sản bị trưng dụng bao lâu thì được Nhà nước trả lại?

Việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong một thời hạn, cụ thể thời hạn trưng dụng tài sản theo quy định tại Điều 28 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:

Thời hạn trưng dụng tài sản
1. Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:
a) Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.
2. Trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày.
3. Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

Theo đó, thời hạn tài sản bị trưng dụng được bắt đầu và kết thúc như sau:

- Bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

- Bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp:

+ Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;

+ Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;

+ Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Lưu ý: Đối với trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản quy định nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

Chủ sở hữu tài sản có quyền từ chối cho nhà nước trưng dụng tài sản không?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng
1. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có các quyền sau đây:
a) Được thanh toán tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra;
b) Được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.

Theo đó, người có tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng dụng tài sản.

Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành, theo quy định Điều 31 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}