Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm những tài liệu nào?
- Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm những tài liệu nào?
- Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc tham gia lấy ý kiến về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến là gì?
Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm những tài liệu nào?
Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định về tài liệu phục vụ lấy ý kiến cử tri bao gồm các tài liệu sau:
* Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến bao gồm:
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Bản tóm tắt đề án, bao gồm các nội dung: Phương án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đánh giá tóm tắt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính (nếu có) và các Điều kiện của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; danh mục các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm những tài liệu nào?
Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc tham gia lấy ý kiến về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của cử tri được quy định tại Điều 13 Nghị định 54/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
- Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.
- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 54/2018/NĐ-CP.
- Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
Nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 54/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 66/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến
1. Công dân có quyền bầu cử theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để được phát phiếu lấy ý kiến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
2. Cử tri được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú.
Trường hợp cấp có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đối với cùng 01 đơn vị hành chính ở cả nơi cử tri đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú thì cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú.
3. Cử tri nếu ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đó lập đến trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lấy ý kiến cử tri 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
4. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
5. Cử tri bị xóa đăng ký thường trú hoặc xóa đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên trong danh sách mà đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì xóa tên khỏi danh sách cử tri.
6. Danh sách cử tri được niêm yết trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
Như vậy, Nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến được thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo đó, Công dân có quyền bầu cử theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để được phát phiếu lấy ý kiến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, trừ các trường hợp sau:
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri bị xóa đăng ký thường trú hoặc xóa đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên trong danh sách mà đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì xóa tên khỏi danh sách cử tri.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;