Sửa đổi quy định về 05 loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và nguyên tắc sử dụng dịch vụ bảo hiểm từ 01/01/2023?

Xin chào ban biên tập, cho tôi hỏi theo Luật Kinh doanh bảo hiểm mới nhất thì có những loại bảo hiểm bắt buộc nào? Xin cảm ơn!

Quy định mới về 05 loại bảo hiểm bắt buộc như thế nào?

Theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:

- Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

- Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

+ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

+ Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

+ Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

+ Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Sửa đổi quy định về 05 loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, nguyên tắc sử dụng dịch vụ bảo hiểm từ 01/01/2023?

Sửa đổi quy định về 05 loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và nguyên tắc sử dụng dịch vụ bảo hiểm từ 01/01/2023? (Hình từ internet)

Quy định hiện hành về bảo hiểm bắt buộc như thế nào?

Theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019) quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:

- Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

- Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

- Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;

+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

+ Bảo hiểm cháy, nổ.

- Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Sửa đổi quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm như thế nào?

Theo Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định mới về nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm như sau:

"Điều 6. Nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm
1. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Quy định hiện hành về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm tại Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019) như sau:

"Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm."

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực từ khi nào?

Theo Điều 156 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định:

"Điều 156. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 3 Điều 86, khoản 4 và khoản 5 Điều 94, Điều 95, khoản 3 và khoản 4 Điều 99, các điều 109, 110, 111, 112, 113, 114 và 116 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
3. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp sau đây:
a) Khoản 1 Điều 157 của Luật này;
b) Các điều 77, 78, 79, 80, 81, 83, 94 và 98 của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027."

Như vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, sửa đổi một số quy định về 05 loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, nguyên tắc sử dụng dịch vụ bảo hiểm.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

57 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}