Sự cố môi trường là gì? Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như thế nào?

Tôi muốn hỏi quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như thế nào? - câu hỏi của chị Ánh Tuyết (Vũng Tàu)

Sự cố môi trường là gì?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định khái niệm sự cố môi trường như sau:

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Sự cố môi trường là gì? Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như thế nào?

Sự cố môi trường là gì? Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:

- Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.

- Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.

- Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường. Ứng phó sự cố môi trường phải theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.

- Việc phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải (sau đây gọi chung là sự cố chất thải) được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và do nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.

Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

- Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện.

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm.

Trường hợp kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được lồng ghép, tích hợp với kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp thì kế hoạch phòng thủ dân sự phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường thuộc về ai?

Căn cứ theo Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường như sau:

- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

+ Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

+ Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;

+ Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

+ Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;

+ Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

- Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung sau:

+ Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương;

+ Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường;

+ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}