Sinh viên được vay vốn sinh viên với mức vay là bao nhiêu trong năm 2023? Hồ sơ vay vốn sinh viên đối với hộ gia đình bao gồm những tài liệu nào?

Sinh viên được vay vốn sinh viên với mức vay là bao nhiêu trong năm 2023? Hồ sơ vay vốn sinh viên đối với hộ gia đình bao gồm những tài liệu nào? chị Thùy - Long An

Sinh viên được vay vốn sinh viên với mức vay là bao nhiêu trong năm 2023?

Mức vay vốn đối với sinh viên được quy định tại Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg như sau:

Mức vốn cho vay:
1. Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 19/05/2022. Theo đó, mức vốn vay đối với sinh viên thay đổi như sau:

1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Như vậy, theo quy định trên, mức vốn vay đối với sinh viên trong năm 2023 tối đa 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được điều chỉnh bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/QĐ-TTg năm 2011 quy định về mức lãi suất tín dụng đối với học sinh, sinh viên với mức lãi suất cho vay ưu đãi là 0,65%/tháng.

Sinh viên được vay vốn sinh viên với mức vay là bao nhiêu trong năm 2023? Hồ sơ vay vốn sinh viên đối với hộ gia đình bao gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ cho vay vốn sinh viên đối với hộ gia đình bao gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ cho vay vốn sinh viên đối với hộ gia đình được quy định tại khoản 1.1, Điều 1 Mục II Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Công văn 1485/NHCS-TDSV năm 2018 bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (mẫu số 01/TDSV bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Bên cạnh đó, tại khoản 1.2, Điều 1 Mục II Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, thủ tục vay vốn sinh viên đối với hộ gia đình được thực hiện như sau:

Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.

Bước 3: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

Bước 4: NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.

Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng có được phép gia hạn nợ hay không?

Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được quy định tại Điều 11 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg:

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:
1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.

Theo quy định trên, trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}