Sinh 2k5 mấy tuổi 2025? Sinh 2k5 tuổi con gì? Bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không?
Sinh 2k5 mấy tuổi 2025? Sinh 2k5 tuổi con gì?
Thông tin về sinh 2k5 mấy tuổi 2025, sinh 2k5 tuổi con gì, bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không dưới đây:
(1) Sinh 2k5 mấy tuổi 2025?
- Tính tới thời điểm hiện tại, năm 2025, những người sinh vào năm 2005 sẽ là 20 tuổi theo lịch dương. Còn đối với lịch âm thì họ 21 tuổi.
- Nếu những người sinh vào năm 2005 nhưng trước ngày 9/2/2005 dương (tương ứng với ngày 1/1/2005 âm lịch tức tết Ất Dậu), năm nay họ 22 tuổi Âm lịch.
(2) Sinh 2k5 tuổi con gì?
Sinh năm 2005 tuổi Ất Dậu là những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 1 năm 2005 đến ngày 8 tháng 2 năm 2006. Năm 2025, những người này sẽ chính thức bước vào tuổi 20 - một cột mốc quan trọng trong cuộc đời, đánh dấu sự trưởng thành và bước ra ngoài xã hội với nhiều hoài bão và ước mơ. Đối với thế hệ 2k5, tuổi 20 mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức trong học tập và công việc.
*Trên đây là thông tin về sinh 2k5 mấy tuổi 2025, sinh 2k5 tuổi con gì!
Sinh 2k5 mấy tuổi 2025? Sinh 2k5 tuổi con gì? Bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không? (Hình ảnh Internet)
Bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không?
Đầu tiên, tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Đồng thời, tại Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về việc chấm dứt việc giám hộ cụ thể như sau:
Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Cuối cùng, tại Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:
Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Như vậy, từ những quy định trên thì việc bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không, sẽ có 03 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Người sinh năm 2k5 có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì bố mẹ là người giám hộ sẽ mặc nhiên được chấm dứt.
Trường hợp 2: Người sinh năm 2k5 nhưng mất năng lực hành vi dân sự; khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì thì mặc dù đã trên tuổi người thành niên nhưng vẫn sẽ có người giám hộ là bố mẹ
Trường hợp 3: Người sinh năm 2k5 có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn cho Bố mẹ tiếp tục là người giám hộ của mình khi ở tình trạng cần được giám hộ. Tuy nhiên, việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa?
Đầu tiên, căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định định nghĩa năng lực hành vi dân sự như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự đầy đủ như sau:
Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Từ những quy định trên có thể thấy, năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp sau:
- Mất năng lực hành vi dân sự
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Như vậy, người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật trừ trường hợp tại Điều 22, 23, 24 Bộ luật Dân sự 2015.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];