Sản xuất, kinh doanh sinh vật, sản phẩm sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ bị phạt đến 100 triệu?
- Vi phạm về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị phạt bao nhiêu?
- Sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt đối với hành vi kinh doanh, vận chuyển sinh vật biến đổi gen không đúng quy định là bao lâu?
Vi phạm về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 53. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra, phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi nghiên cứu tạo ra, phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại các nơi không được phép thực hiện.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký cấp phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;
…
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều này gây ra.”
Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định hình thức xử phạt và mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp thuộc quy định nêu trên.
Trong đó, mức xử phạt nhẹ nhất đối với hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen sẽ là cảnh cáo hoặc phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng. Mức xử phạt hành chính cao nhất sẽ là từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì căn căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.
Sản xuất, kinh doanh sinh vật, sản phẩm sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ bị phạt đến 100 triệu?
Sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 54 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 54. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành, vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
…
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định.
…
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này;
b) Buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.”
Như vậy, hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà không có giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng đối với cá nhân.
Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.
Chú ý: Mức xử phạt hành chính đối theo các quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần so với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi kinh doanh, vận chuyển sinh vật biến đổi gen không đúng quy định là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
…
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính."
Theo đó, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh, vận chuyển sinh vật biến đổi gen không đúng quy định sẽ là 02 năm.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;