Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021 - 2025: Ngân hàng thương mại có quy mô lớn phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng?

Xin chào ban tư vấn. Hiện nay đang có rất nhiều ngân hàng hoạt động. Việc này giúp ích cho người dân cũng như doanh nghiệp đa dạng được lựa chọn vay. Vậy trong thời gian tới, nếu như nhu cầu vay tiền tăng cao thì các ngân hàng có phải tăng vốn điều lệ lên không? Và mức vốn điều lệ tối thiểu sẽ là bao nhiêu?

Quan điểm thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ?

Căn cứ Mục I Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/6/2022 đã đưa ra quan điểm thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:

- Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu là yêu cầu khách quan, kế thừa kết quả của giai đoạn trước, khắc phục các tồn tại, hạn chế và chủ động ứng phó với những thách thức trong giai đoạn mới; được thực hiện toàn diện, thận trọng, từng bước, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công khai, minh bạch, tận dụng tối đa các nguồn lực tự xử lý của TCTD; giữ vững sự ổn định, an toàn, không để hệ thống các TCTD rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến đổ vỡ; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

- Coi hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế là giải pháp trọng tâm nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý các TCTD yếu kém an toàn, hiệu quả, minh bạch.

- Huy động và sử dụng mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn lực xã hội, nguồn lực từ các TCTD và nguồn lực Nhà nước để cơ cấu lại các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu; khuyến khích, thu hút nhà đầu tư có đủ năng lực trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

- Phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu và loại hình, trong đó các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đóng vai trò chủ lực, chủ đạo, dẫn dắt thị trường, có đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD có đủ năng lực tài chính, quản trị tham gia hợp nhất, sáp nhập, mua lại TCTD quy mô nhỏ hoặc tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo tiền đề cho quá trình cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nâng cao niềm tin của nhân dân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đối với ngành Ngân hàng.

Ngân hàng thương mại có quy mô lớn phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng vào năm 2025?

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021 - 2025: Ngân hàng thương mại có quy mô lớn phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng?

Ngân hàng thương mại quy mô lớn thì vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng vào năm 2025?

Theo tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/6/2022 đã đưa ra mục tiêu vào năm 2025 như sau:

“II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
...
b) TCTD phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025 như sau:
- Đối với TCTD đang hoạt động (không bao gồm NHTM, Công ty tài chính (CTTC), Công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt):
+ Đối với các NHTM: (i) Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn: vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; (ii) Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng;
+ Đối với CTTC: vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng; + Đối với CTCTTC: vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.
- Đối với NHTM, CTTC, CTCTTC yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt: phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.”

Như vậy, mục tiêu đến năm 2025 thì đối với ngân hàng có quy mộ lớn là vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng, con số này sẽ là 5.000 tỷ đồng đối với ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ và trung bình. Vốn điều lệ tối thiểu đối với Công ty tài chính là 750 tỷ đồng và công ty cho thuê tài chính là 450 tỷ đồng.

Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại do nhà nươc nắm giữ cổ phần tối thiểu 12% vào năm 2025?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/6/2022 đã đặt mục tiêu cụ thể như sau:

“II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.”

Như vậy, vào năm 2023 thì tỷ lện an toàn vốn của các ngân hàng thương mại đạt tối thiểu 10-11% và năm 2025 là 11 đến 12%.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

110 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}