Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình?
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình?
Ngày 16/5/2024, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình gồm có như sau:
- Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Hạn chế phân chia tài sản của vợ, chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án về hôn nhân và gia đình trong một số trường hợp
- Giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ 2014
- Án phí trong giải quyết vụ án hôn nhân gia đình 2014
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình?
Hướng dẫn về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, hướng dẫn về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- "Đang có thai" quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là khoảng thời gian vợ mang trong mình bảo thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.
- “Sinh con” quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;
+ Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;
+ Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.
- Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP.
- Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
- Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
- Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:
+ Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
+ Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hỗn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hướng dẫn về thuận tình ly hôn tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, hướng dẫn về thuận tình ly hôn tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
- “Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn" quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 là trường hợp vợ chồng củng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn khởi kiện ly hôn, còn bên kia đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
- Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản bao gồm cả trường hợp vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản.
- “Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con" quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 là việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;