Quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu đơn vị?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu đơn vị? - Câu hỏi từ anh Vương (Tây Ninh)

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan gì trong bộ máy Nhà nước?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về chức năng của Bộ Tài nguyên Môi trường như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai, tài nguyên và khoáng sản...

Quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)

Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Ban hành thông tư, quyết định và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ sau khi được phê duyệt, ban hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành chỉ tiêu quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, chỉ tiêu thống kê, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu đơn vị?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 68/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Bộ Tfai nguyên và Môi trường như sau:

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Khoa học và Công nghệ.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Đất đai.

- Vụ Môi trường.

- Thanh tra Bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

- Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.

- Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

- Cục Biến đổi khí hậu.

- Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường.

- Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.

- Cục Địa chất Việt Nam.

- Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

- Cục Khoáng sản Việt Nam.

- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Cục Quản lý tài nguyên nước.

- Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất.

- Cục Viễn thám quốc gia.

-Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

- Báo Tài nguyên và Môi trường.

- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.

-Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}