Quy trình tiếp nhận, phân loại, chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thực hiện thế nào?

Quy trình tiếp nhận, phân loại, chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh Kiểm (Hà Nội)

Các bước kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đủ điều kiện chấp nhận theo quy định ra sao?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 hướng dẫn các bước kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đủ điều kiện chấp nhận như sau:

Bước 1. Kiểm tra điều kiện chấp nhận giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Ngay sau khi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử của NNT được chuyển vào Phân hệ hoàn thuế, hoặc ngay sau khi bộ phận HCVT, bộ phận tiếp nhận trực tiếp cập nhật hồ sơ đề nghị hoàn thuế vào phân hệ QHS và tự động chuyển vào Phân hệ hoàn thuế, Phân hệ hoàn thuế tự động thực hiện:

- Đối chiếu hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo trường hợp hoàn và đối tượng hoàn thuế;

- Đối chiếu thông tin trên hồ sơ đề nghị hoàn thuế và thông tin đề nghị hoàn trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế;

- Đối chiếu điều kiện kê khai bổ sung tăng số thuế GTGT đề nghị hoàn trên hồ sơ khai thuế bổ sung (nếu có) theo quy định.

- Đối chiếu thông tin về kỳ hoàn thuế trên hồ sơ hoàn thuế kỳ này với hồ sơ hoàn thuế của kỳ hoàn thuế trước liền kề (nếu có).

Phân hệ hoàn thuế xác định kết quả đối chiếu là:

+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế không đủ điều kiện chấp nhận, tiếp tục thực hiện theo bước 2, bước 3 tại điểm a khoản này.

+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế đủ điều kiện chấp nhận, tiếp tục thực hiện theo điểm b khoản này.

Bước 2. Ban hành Thông báo không chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế đối với hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoàn thuế

Đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế không đủ điều kiện chấp nhận tại bước 1 nêu trên, phân hệ hoàn thuế tự động tạo Thông báo không chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế (mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC), nêu rõ lý do không chấp nhận.

Bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế rà soát nội dung Thông báo, trình Thủ trưởng CQT hoặc người được ủy quyền phê duyệt, ký, ban hành Thông báo.

Bước 3. Gửi Thông báo không chấp nhận hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế

Việc gửi Thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC cho NNT bằng phương thức điện tử thực hiện theo hướng dẫn tại Quy trình một cửa.

Trường hợp NNT nộp hồ sơ bằng giấy, bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế chuyển Thông báo đã ban hành cho bộ phận HCVT hoặc bộ phận tiếp nhận trực tiếp để gửi cho người nộp thuế theo hướng dẫn tại Quy trình một cửa.

Quy trình tiếp nhận, phân loại, chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thực hiện thế nào?

Quy trình tiếp nhận, phân loại, chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thực hiện thế nào?

Hướng dẫn phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định mới nhất như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC hồ sơ hoàn thuế được phân thành 02 loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 hướng dẫn phân loại hồ sơ hoàn thuế như sau:

Bước 1. Phân loại lần 1 theo quy định của Luật Quản lý thuế để xác định hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế

Đối với hồ sơ hoàn thuế có kết quả đối chiếu tại điểm a khoản 2 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 là hồ sơ đề nghị hoàn thuế đủ điều kiện chấp nhận, phân hệ hoàn thuế thực hiện kiểm tra các thông tin về NNT, thông tin khai thuế, thông tin hoàn thuế, thông tin xử lý vi phạm pháp luật thuế để xác định hồ sơ đề nghị hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế hay thuộc diện hoàn thuế trước theo quy định tại Điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Đối với hồ sơ hoàn thuế có kết quả phân loại kiểm tra trước hoàn thuế: Phân hệ hoàn thuế tự động lập Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 02/QTr-HT ban hành kèm theo Quy trình này), ứng dụng TPR tự động cập nhật kết quả phân loại theo phân hệ hoàn thuế.

Bước 2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế lần 2 theo kết quả đánh giá rủi ro

- Trường hợp đã áp dụng ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế

Đối với hồ sơ hoàn thuế có kết quả phân loại lần 1 thuộc diện hoàn thuế trước tại bước 1 nêu trên, phân hệ hoàn thuế tự động truyền thông tin sang ứng dụng TPR để thực hiện đánh giá rủi ro và phân loại hồ sơ hoàn thuế lần 2.

Ứng dụng TPR tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin hồ sơ đề nghị hoàn thuế với cơ sở dữ liệu và bộ tiêu chí đánh giá rủi ro hoàn thuế để thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu quản lý thuế của từng thời kỳ.

Ngay trong ngày làm việc, ứng dụng TPR tự động trả kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện “Hoàn thuế trước” hoặc “Kiểm tra trước hoàn thuế” cho phân hệ hoàn thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư 31/2021/TT-BTC vào Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế theo mẫu số 02/QTr-HT ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023.

Trong thời gian ứng dụng TPR đang phân loại hồ sơ hoàn thuế, ứng dụng TMS tạm thời khóa các chức năng tại phân hệ hoàn thuế liên quan đến hồ sơ đang được phân loại cho đến khi ứng dụng TPR trả kết quả phân loại.

- Trường hợp chưa áp dụng ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế

Bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế rà soát, đánh giá rủi ro đối với các hồ sơ hoàn thuế có kết quả phân loại hoàn thuế trước để xác định mức độ rủi ro theo quy định về phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế và cập nhật kết quả phân loại vào Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 02/QTr-HT ban hành kèm theo Quy trình này) tại phân hệ hoàn thuế. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng CQT chỉ định bộ phận khác có ý kiến tham gia đánh giá rủi ro đối với hồ sơ hoàn thuế để bộ phận chủ trì tổng hợp kết quả phân loại vào Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế trình Thủ trưởng CQT phê duyệt.

Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy trình như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 quy định các bước thực hiện Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ hoàn thuế như sau:

Bước 1. Tạo Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế

Căn cứ kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế tại Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế, phân hệ hoàn thuế tự động tạo Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế (mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Bước 1. Bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế rà soát nội dung Thông báo, trình Lãnh đạo CQT phê duyệt, ký, ban hành Thông báo hoặc thực hiện ký ủy quyền theo Quy trình ký điện tử.

Bước 2. Gửi Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT

Việc gửi Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế (mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) cho NNT bằng phương thức điện tử thực hiện theo Quy trình một cửa.

Trường hợp NNT nộp hồ sơ bằng giấy, bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế chuyển Thông báo đã ban hành cho bộ phận HCVT hoặc bộ phận tiếp nhận trực tiếp để gửi cho NNT theo Quy trình một cửa.

Bước 3. Chuyển Thông báo cho bộ phận giải quyết hoàn thuế

Hệ thống TMS tự động chuyển hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã có Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ hoàn thuế đến bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo phân công tại Danh mục 3 phụ lục số II ban hành kèm theo Quy trình này. Ứng dụng tự động cập nhật thông tin phân công và theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế cập nhật tên cán bộ giải quyết, lãnh đạo bộ phận chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ hoàn thuế trên phân hệ hoàn thuế.

Thời gian thực hiện các công việc nêu tại khoản 2, 3 Điều này chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}