Quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP hiện nay ra sao? Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện kiểm tra thế nào?

Cho tôi hỏi: Quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP hiện nay ra sao? Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện kiểm tra thế nào? - Câu hỏi của anh Phương (Kiên Giang)

Dự án PPP là gì? Thế nào là lựa chọn nhà đầu tư PPP?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau:

- Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;

- Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

Về lựa chọn nhà đầu tư PPP, khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 định nghĩa như sau:

Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp khả thi để thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu lựa chọn nhà đầu tư PPP là quá trình lựa chọn những nhà đầu tư có khả năng thực hiện dự án PPP dựa trên những tiêu chí nhất định.

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP hiện nay ra sao? Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện kiểm tra thế nào?

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP hiện nay ra sao? Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện kiểm tra thế nào?

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
b) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.

Như vậy, quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP hiện nay bao gồm:

- Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);

- Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

- Đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

- Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.

Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện kiểm tra thế nào?

Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 87 Nghị định 35/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư
1. Kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan kiểm tra về công tác lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, cơ quan khác theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật PPP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động lựa chọn nhà đầu tư bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác lựa chọn nhà đầu tư và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư PPP.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư trên phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra về công tác nhà đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư tại địa phương mình.

Như vậy, hoạt động kiểm tra lựa chọn nhà đầu tư PPP được thực hiện theo nội dung nêu trên. Trong đó, nội dung kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư PPP bao gồm:

- Đối với kiểm tra định kỳ:

+ Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp trong lựa chọn nhà đầu tư;

+ Kiểm tra việc lập và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán hồ sơ mời thầu, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện dự án;

+ Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;

+ Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác lựa chọn nhà đầu tư;

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác lựa chọn nhà đầu tư.

- Đối với kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.

Đặng Phan Thị Hương Trà

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}