Quy trình lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96-QĐ/TW đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96-QĐ/TW đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Ninh đến từ An Giang.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96-QĐ-TW đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Quy định 96-/QĐ/TW năm 2023 quy trình lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96-QĐ-TW đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:

- Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo.

- Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.

- Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.

- Đề xuất ban kiểm phiếu.

Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.

- Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.

- Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.

Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm

- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.

- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.

- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96-QĐ/TW đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96-QĐ/TW đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu cách thức công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm?

Căn cứ vào Điều 10 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:

Công khai kết quả phiếu tín nhiệm
1. Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đối với tập thể và cá nhân sau:
- Thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm.
- Cấp có thẩm quyền trực tiếp quản lý cán bộ.
- Cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm.
2. Cách thức công khai kết quả phiếu tín nhiệm
- Công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
- Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết.
- Đối với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Theo đó, sẽ có các cách thức công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm như sau:

- Công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

- Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết.

- Đối với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Việc sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?

Theo Điều 11 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 thì việc sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau:

- Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

- Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

- Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

- Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở 2 nơi thì việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}