Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán gồm có mấy giai đoạn?
- Thế nào là kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán?
- Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán gồm mấy giai đoạn?
- Giai đoạn thực hiện kiểm tra trong quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện như thế nào?
Thế nào là kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định như sau:
Hình thức kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán
Việc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán được thực hiện theo hình thức kiểm tra gián tiếp và kiểm tra trực tiếp. Cụ thể như sau:
...
2. Kiểm tra trực tiếp: Là việc cơ quan chủ trì kiểm tra thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán. Hình thức kiểm tra trực tiếp bao gồm:
2.1. Kiểm tra định kỳ
Hàng năm, căn cứ vào thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
2.2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan chủ trì kiểm tra thực hiện việc kiểm tra đột xuất các đối tượng được kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm tra để xác minh các đơn thư kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Kiểm tra các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình quản lý, kiểm tra gián tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Như vậy, kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là hằng năm cơ quan chủ trì kiểm tra thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán.
Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán gồm có mấy giai đoạn? (Hình từ Internet)
Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán gồm mấy giai đoạn?
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTC có quy định quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán 4 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn I. Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra
- Bước 1. Lựa chọn đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được kiểm tra
- Bước 2. Thành lập Đoàn kiểm tra
- Bước 3. Thông báo cho đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được kiểm tra
Giai đoạn II. Giai đoạn thực hiện kiểm tra
- Bước 1: Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra
- Bước 2: Thực hiện kiểm tra các nội dung theo Quyết định kiểm tra.
Giai đoạn III. Giai đoạn kết thúc kiểm tra
- Kết thúc cuộc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải lập dự thảo Biên bản kiểm tra, trao đổi dự thảo Biên bản kiểm tra với người đại diện theo pháp luật của đơn vị được kiểm tra.
- Sau khi thông qua Biên bản kiểm tra, người đại diện theo pháp luật của đơn vị được kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm ký Biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra.
- Nếu đối tượng được kiểm tra có nội dung chưa nhất trí với các ý kiến đánh giá hoặc ý kiến kết luận của Đoàn kiểm tra thì đối tượng được kiểm tra ghi rõ trong Biên bản kiểm tra.
- Trường hợp phát hiện đối tượng được kiểm tra có hành vi vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra phải lập và gửi Biên bản vi phạm hành chính kèm theo tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn IV. Giai đoạn sau kiểm tra
- Bước 1. Xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra (nếu có).
- Bước 2. Cơ quan chủ trì kiểm tra lập, công khai Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư này.
Giai đoạn thực hiện kiểm tra trong quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTC có quy định giai đoạn thực hiện kiểm tra trong quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện như sau:
Bước 1: Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra
- Trưởng Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra của cơ quan chủ trì kiểm tra về việc kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Yêu cầu đối tượng được kiểm tra bố trí người có chức năng, thẩm quyền phù hợp để phối hợp công việc với Đoàn kiểm tra;
- Đại diện đối tượng được kiểm tra báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động, quy trình cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng;
- Thực hiện ký các “Cam kết về tính độc lập và bảo mật của thành viên Đoàn kiểm tra” theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTC với sự chứng kiến của đối tượng được kiểm tra;
- Đối tượng được kiểm tra cung cấp các hồ sơ, tài liệu đã được yêu cầu cho Đoàn kiểm tra.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra các nội dung theo Quyết định kiểm tra.
Đầu tiên là thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hành nghề, kinh doanh dịch vụ kế toán và pháp luật kế toán liên quan, các thủ tục thực hiện bao gồm:
- Kiểm tra, rà soát các hồ sơ, tài liệu liên quan đến đăng ký hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu đảm bảo điều kiện duy trì điều kiện hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
- Kiểm tra, rà soát các hồ sơ, tài liệu về tình hình tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, thông báo theo quy định của đối tượng được kiểm tra;
- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định của đối tượng được kiểm tra;
- Đánh giá về mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra.
Tiếp theo, là kiểm tra tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan, các thủ tục thực hiện bao gồm:
- Lựa chọn các hồ sơ liên quan đến hợp đồng dịch vụ kế toán để kiểm tra theo quy định tại Điều 17 Thông tư 09/2021/TT-BTC
- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu để xem xét thủ tục, quy trình cung cấp dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra theo quy định của chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan;
- Thực hiện rà soát, kiểm tra và thu thập bằng chứng thích hợp để xem xét, đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra trên cơ sở bảng tiêu chí đánh giá được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTC
- Đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của từng hồ sơ được kiểm tra.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;