Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?

Tôi muốn hỏi mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?- câu hỏi của chị Tuyết (Vũng Tàu)

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như sau:

Mức xử phạt hành chính

Hành vi

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước đến 30 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Thực hiện không đầy đủ một trong những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành;

- Chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán.


Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Báo cáo sai sự thật về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

- Từ chối hoặc chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán.


Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành.

Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc cải chính thông tin sai sự thật: đối với hành vi báo cáo sai sự thật về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đối với hành vi:

+ Thực hiện không đầy đủ một trong những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành;

+ Hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành.

Lưu ý: Mức phạt trên đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức là gấp đôi

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?

Thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15:

Thẩm quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Trưởng đoàn kiểm toán có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.
2. Kiểm toán trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.
3. Trưởng đoàn kiểm toán nhà nước có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc kiểm toán trong thời hạn kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

Theo quy định trên thì thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc về các chủ thể như sau:

(1) Trưởng đoàn kiểm toán có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.

(2) Kiểm toán trưởng có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.

(3) Trưởng đoàn kiểm toán nhà nước:

Có thẩm quyền xử phạt quy định tại (1) đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc kiểm toán trong thời hạn kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Kiểm toán viên nhà nước;
b) Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
c) Phó Trưởng đoàn kiểm toán;
d) Trưởng đoàn kiểm toán;
đ) Kiểm toán trưởng.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Kiểm toán viên nhà nước;

- Tổ trưởng Tổ kiểm toán;

- Phó Trưởng đoàn kiểm toán;

- Trưởng đoàn kiểm toán;

- Kiểm toán trưởng.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}