Quy trình cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đối với người nộp thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào?

Quy trình cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đối với người nộp thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Quy trình cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đối với người nộp thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại điểm 3.1 Mục 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định Quy trình cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đối với người nộp thuế nợ tiền thuế gồm các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế

Bước 2: Lập và gửi văn bản đề nghị cưỡng chế

Bước 3: Theo dõi tình hình thực hiện biện pháp cưỡng chế

Quy trình cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đối với người nộp thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào?

Quy trình cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đối với người nộp thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào?

Việc lập danh sách người nộp thuế để chuẩn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện ra sao?

Căn cứ tại điểm 3.1 Mục 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về việc lập danh sách người nộp thuế để chuẩn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:

Cơ sở để lập danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế:

NNT có tiền thuế nợ đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ít nhất một lần trong vòng 12 tháng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- NNT không mở tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác hoặc cơ quan thuế đã gửi văn bản xác minh thông tin về tài khoản nhưng NNT bị cưỡng chế, KBNN, NHTM, TCTD khác không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin.

- NNT đã bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế nhưng đến ngày lập danh sách số tiền thuế nợ bị cưỡng chế chưa được nộp đủ vào NSNN.

- NNT đang bị cơ quan thuế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau đây: Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ; Hoặc NNT đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.

- NNT có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn,

Lập danh sách:

Hằng ngày, công chức thực hiện rà soát cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và các văn bản, tài liệu khác do các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp, xác định NNT đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng thuộc các trường hợp theo quy định tại điểm 3.1.a nêu trên, tổng hợp vào danh sách NNT đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Công chức có thể khai thác thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của NNT do cơ quan Hải quan cung cấp theo Quy chế trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan thuế (tra cứu trên Webservice, ...)

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Mục 1 Phần B Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế như sau:

(1) Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng biện pháp Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:

- Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của NNT áp dụng đối với NNT có tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác. Trường hợp NNT là doanh nghiệp, tổ chức nhưng CSDL tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.

- Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với NNT là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:

+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;

+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;

+ Cơ quan, tổ chức chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức.

- Biện pháp cưỡng chế Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định NNT đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.

Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của NNT để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.

(2) Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo.

(3) QĐCC đối với từng người nộp thuế phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.

Đối với các biện pháp cưỡng chế d, điểm đ, điểm e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

(4) Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.

(5) Trường hợp NNT có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của NNT.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}