Quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đã được Bộ Tài chính đề xuất lùi thời gian thực hiện có đúng không?
Có phải Bộ Tài chính đề xuất lùi thời gian thực hiện quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.
Trước mắt, có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, có nhiều nhà đầu tư dưới chuẩn đang mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Nếu theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP, những nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ không được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính dự thảo quyết định lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp thực ra là dọn đường cho việc gia hạn/giãn nợ; tạo điều kiện để những nhà đầu tư dưới chuẩn tiếp tục được mua trái phiếu mới để doanh nghiệp đảo nợ.
Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP như sau:
1. Bổ sung khoản 1a như sau:
“1a. Các quy định sau đây được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024:
a) Quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1.
Theo đó, khi Nghị định này được thông qua thì quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) sẽ đẩy lùi thời gian áp dụng đến ngày 01/01/2024.
Như vậy, đối tượng mua trái phiếu năm 2023 sẽ được quy định như sau:
- Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán.
Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Đề xuất lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và cho phép thay đổi kỳ hạn trái phiếu đã phát hành?
Đề xuất cho phép thay đổi kỳ hạn trái phiếu đã phát hành?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2022/NĐ-CP như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và còn dư nợ đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.
Theo đó, doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành trước ngày 16/09/2022 và còn dư nợ.
Tuy nhiên, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP mà Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi nội dung này như sau:
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 như sau:
“b) Doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; việc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.”
Như vậy, nếu dự thảo Nghị định này được thông qua, doanh nghiệp sẽ được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu;
Việc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu nhưng tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.
Đề xuất lùi thời gian thực hiện đối với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc?
Hiện nay, quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ chào bán trái phiếu
...
2. Hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
...
e) Kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu nếu doanh nghiệp phát hành thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
Theo đó, quy định này yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi
- Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu.
- Hoặc tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu.
Quy định này dẫn đến một thực trạng rằng trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như đáp ứng các yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm.
Trong Dự thảo Nghị định sửa đổi quy định này của Bộ Tài chính trình Chính phủ đề xuất lùi thời điểm áp dụng quy định này đến ngày 01/01/2024. Việc này giúp giảm điều kiện phát hành đối với các doanh nghiệp có vay nợ trái phiếu nhiều, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;