Quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện nay như thế nào? Quá trình xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện ra sao?

Quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện nay như thế nào? Quá trình xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Du lịch 2017 thì những cơ sở lưu trú du lịch sau được xếp hạng:

+ Khách sạn

+ Biệt thự du lịch

+ Căn hộ du lịch,

+ Tàu thủy lưu trú du lịch

Các cơ sở lưu trú du lịch trên được xếp hạng như sau:

Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

+ 01 sao,

+ 02 sao,

+ 03 sao,

+ 04 sao

+ 05 sao.

Quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện nay như thế nào? Quá trình xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện ra sao?

Quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện nay như thế nào? Quá trình xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện ra sao?

Quá trình xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Du lịch 2017 thì quá trình xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

+ Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;

+ Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

(3) Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

- Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

- Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;

- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

(4) Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 7 Điều 50 Luật Du lịch 2017.

- Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

- Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có những quyền và nghĩa vụ nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có những quyền và nghĩa vụ sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền sau đây:

+ Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;

+ Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:

+ Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017;

+ Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;

+ Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;

+ Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được công nhận hạng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017;

+ Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận;

+ Duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận.

Phạm Phương Khánh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}