Quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông? Vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được xử lý như thế nào?

Vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được xử lý như thế nào? Vi phạm quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông thì bị xử lý như thế nào? - Câu hỏi của anh Chấn (Long Xuyên)

Quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Viễn thông 2009 (khoản 6 Điều này bị bãi bỏ khoản 2 Điều 116 Luật Cạnh tranh 2018) thì Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.

Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;

+ Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;

+ Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

+ Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.

Theo đó, Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Đồng thời, Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật cạnh tranh trong hoạt động viễn thông phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được xử lý như thế nào?Vi phạm quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông thì bị xử lý như thế nào?

Quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông? Vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được xử lý như thế nào?

Vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 25/2011/NĐ-CP về việc xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

- Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:

+ Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông.

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

+ Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

- Thẩm quyền, thủ tục xử lý việc tập trung kinh tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:

+ Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% của một thị trường dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp chiếm trên 50% thị trường dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định chấp thuận miễn trừ sau khi có văn bản chấp thuận miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh, Bộ Công thương gửi hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Công thương.

Vi phạm quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về việc xử lý hành chính khi vi phạm các quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ.

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc thâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Thực hiện kiến nghị miễn trừ theo quy định của Luật Cạnh tranh nhưng không được chấp nhận trước bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% thị trường dịch vụ liên quan.

- Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

+ Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}