Quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Ngày 01/10/2023 Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 ban hành ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Quy định này được áp dụng đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương;

- Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh);

- Kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam.

Quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Thời hạn giữ chức vụ trong các tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định mới như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 8 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:

Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 01 nhiệm kỳ là 05 năm (60 tháng). Lãnh đạo quản lý cấp trưởng không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành, trường hợp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xem xét quyết định.
2. Thời gian công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được giao nhiệm vụ phụ trách đơn vị thì không tính vào thời gian bổ nhiệm chức vụ cấp Trưởng tại đơn vị đó.
3. Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ đang đảm nhiệm tại đơn vị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức hoặc thay đổi chức danh lãnh đạo, quản lý do thay đổi tên gọi tổ chức thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ có hiệu lực.

Như vậy, thời hạn giữ chức vụ trong các tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định mới như sau:

- Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 01 nhiệm kỳ là 05 năm (60 tháng). Lãnh đạo quản lý cấp trưởng không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị.

- Thời gian công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được giao nhiệm vụ phụ trách đơn vị thì không tính vào thời gian bổ nhiệm chức vụ cấp Trưởng tại đơn vị đó.

- Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ đang đảm nhiệm tại đơn vị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức hoặc thay đổi chức danh lãnh đạo, quản lý do thay đổi tên gọi tổ chức thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ có hiệu lực.

Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về về trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý như sau:

Dưới đây là trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

- Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét đối với nhân sự được đề xuất.

- Tập thể lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét nhân sự, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cá nhân, tập thể đề xuất:

+ Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, phối hợp xác minh kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống;

+ Năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập... và ý kiến đề xuất của mình.

- Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

- Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định công tác nhân sự. Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}