Quy định chung về công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ ra sao? Hành vi giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng thì bị xử phạt thế nào?
Công cụ chuyển nhượng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 định nghĩa về công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
Quy định chung về công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ ra sao? Hành vi giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng thì bị xử phạt thế nào?
Quy định chung về công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ như sau:
Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ
1. Công cụ chuyển nhượng được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên công cụ chuyển nhượng được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán, trong trường hợp ngân hàng thực hiện việc thanh toán.
Theo đó, công cụ chuyển nhượng được ghi trả bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên công cụ chuyển nhượng được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán, trong trường hợp ngân hàng thực hiện việc thanh toán.
Hành vi giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định như sau:
Chữ ký giả mạo, chữ ký của người không được uỷ quyền
Khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người không được uỷ quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị.
Theo đó, Khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo thì chữ ký đó không có giá trị tuy nhiên chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị.
Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 29 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng như sau:
Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ký vào công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định về nghĩa vụ của người chấp nhận quy định tại Điều 22 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Nhờ thu qua người thu hộ không đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 39 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng;
b) Không thực hiện đúng quy định về in, giao nhận và quản lý séc trắng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 64 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Theo đó, người giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý mức phạt tiền trên áp dụng đối với vá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần cá nhân.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;