Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do ai quản lý? Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng?

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do ai quản lý? Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng? Câu hỏi của bạn A.Q ở Hà Nội

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do ai quản lý?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do Bộ Tài chính quản lý, quyết định sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng mục đích.
2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý và sử dụng riêng theo từng loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
...

Theo quy định trên, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do Bộ Tài chính quản lý, quyết định sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng mục đích.

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do ai quản lý? Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng?

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do ai quản lý? Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng?

Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
...
4. Trường hợp cần sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều này, Bộ Tài chính thành lập Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm với thành phần và nhiệm vụ như sau:
a) Thành phần Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm gồm: đại diện Bộ Tài chính, đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm (trong trường hợp Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, mất khả năng thanh toán);
b) Nhiệm vụ của Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm: kiểm tra hồ sơ đề nghị chi trả bảo hiểm; xây dựng phương án sử dụng Quỹ trình Bộ Tài chính phê duyệt (bao gồm phương án chi trả các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán và phương án sử dụng tài sản Quỹ để thực hiện nhiệm vụ được giao).
Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm được sử dụng dịch vụ thuê ngoài để thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm được phép sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước được giao quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
b) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản;
c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng nhằm bảo đảm bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng.
...

Theo đó, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 93 nêu trên.

Trong đó có trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để chi trả những khoản tiền nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có nội dung như sau:

Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho các nội dung sau:
a) Trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);
b) Bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng cho doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán;
c) Chi quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, bao gồm: Chi phí sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ, chi trả phí dịch vụ ủy thác và các khoản chi khác. Mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Chi thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng xem xét chi trả bảo hiểm do Bộ Tài chính quyết định tại phương án sử dụng tài sản Quỹ để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 93 Nghị định này.
...

Như vậy, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để chi trả những khoản tiền được quy định nêu trên.

Trong đó có khoản tiền chi bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng cho doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}