Quán triệt nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn cả nước?

Tôi muốn hỏi về công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện những nhiệm vụ nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà về khu công nghiệp, khu kinh tế?

Nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay?

Căn cứ mục 1 Công văn 3436/BKHĐT-QLKKT ngày 26/5/2022 quy định nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Chỉ đạo thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo đúng quy định của Nghị định số 29/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể: 

+ Giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật; 

+ Trường hợp có hành vi vi phạm thì xem xét, áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; đối với các dự án chậm triển khai thực hiện thì cần làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn để có biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm điều kiện thực tiễn và quy định của pháp luật. 

Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu công  nghiệp, khu kinh tế của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

Các nội dung chỉ đạo đối với các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế?

Căn cứ mục 2 Công văn 3436/BKHĐT-QLKKT ngày 26/5/2022 chỉ đạo các nội dung đối với các dự án đầu tư như sau:

a) Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp 

- Rà soát, đôn đốc, giám sát nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp theo tiến độ được phê duyệt để đảm bảo quỹ đất công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho thu hút đầu tư; thông kê kết quả rà soát theo Biểu rà soát tiến độ các dự án hạ tầng khu công nghiệp chưa đi vào hoạt động (gửi kèm theo). 

- Chỉ đạo phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng của khu kinh tế, trong đó tập trung vào việc phát triển nhà ở, công trình giáo dục, văn hóa, thể thao cho người lao động. Tăng cường giám sát, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là xử lý nước thải, chất thải, phòng ngừa sự cố môi trường. 

- Có giải pháp tháo gỡ vướng mắc và xử lý dứt điểm các trường hợp thuộc diện phải chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. 

b) Đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế 

- Chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai, các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế. 

- Chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế trong phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh để có giải pháp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét tháo gỡ; tổ chức triển khai nhanh các cơ chế, chính sách đã được ban hành theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ Chương trình, nhất là cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. 

Các nội dung chỉ đạo liên quan đến quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế?

Căn cứ tiểu mục 2.3 mục 2 Công văn 3436/BKHĐT-QLKKT ngày 26/5/2022 chỉ đạo các nội dung liên quan đến quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế như sau:

- Khẩn trương xây dựng phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó ưu tiên quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc hành lang phát triển, khu vực động lực phát triển hoặc khu vực có vai trò tương tự được xác định trong quy hoạch vùng. 

- Kiểm tra và có giải pháp hạn chế việc tăng giá, phí sử dụng hạ tầng, tiện ích công cộng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế để giảm áp lực về chi phí sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế. 

- Thúc đẩy thu hút đầu tư theo hướng phát triển các cụm liên kết ngành và hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong khu công nghiệp, khu kinh tế; phát triển các mô hình khu công nghiệp mới (khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao).

Như vậy, cần tập trung triển khai các công tác nêu trên nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế; để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này và triển khai Đề nghị xây dựng dự án Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế theo nhiệm vụ được giao.

Cù Thị Bích Hiền

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

31 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}