Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý quy định như thế nào?
Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022, thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý quy định như sau:
Căn cứ vào số lượng chức danh cần kiện toàn, bổ sung và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tập thể lãnh đạo) thực hiện các công việc sau:
- Ban hành văn bản trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương về số lượng chức danh cần kiện toàn, bổ sung, trong đó dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân phải trình xin chủ trương của Bộ Chính trị trước khi làm quy trình nhân sự.
- Sau khi có chủ trương, chậm nhất trong thời gian 30 ngày làm việc, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định. Trường hợp sau thời gian quy định, chưa hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự thì tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giải trình rõ lý do, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét (qua Ban Tổ chức Trung ương).
- Đề xuất nhân sự cụ thể.
- Thẩm định nhân sự
+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị làm tờ trình, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) để thẩm định nhân sự.
+ Không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tờ trình, hồ sơ nhân sự theo quy định, Ban Tổ chức Trung ương gửi văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ nhân sự) xin ý kiến thẩm định của ban cán sự đảng, đảng đoàn và các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định đối với nhân sự.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, các cơ quan chức năng xem xét, thẩm định nhân sự phải có văn bản trả lời Ban Tổ chức Trung ương. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì được coi là đồng ý với đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp vì lý do khách quan, cần thêm thời gian để xem xét, xác minh, thẩm tra thì phải có văn bản gửi Ban Tổ chức Trung ương để biết, theo dõi nhưng không quá 15 ngày làm việc.
+ Không quá 10 ngày làm việc, Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm tổng hợp ý kiến thẩm định hoặc xác minh, thẩm tra (nếu có) và ban hành tờ trình đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
+ Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo chương trình công tác. Nếu không tổ chức họp, trường hợp cần thiết có thể gửi phiếu biểu quyết xin ý kiến các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, Văn phòng Trung ương Đảng dự thảo quyết định bổ nhiệm để Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký hoặc thông báo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cơ quan liên quan để thực hiện việc bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử theo quy định. Ban Tổ chức Trung ương thông báo việc xếp lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm.
Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý quy định như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư
1. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.
2. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
3. Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.
4. Uỷ quyền cho các đồng chí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.
- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.
5. Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Như vậy, trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện theo quy định trên.
Nguyên tắc quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về nguyên tắc quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ:
+ Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông qua các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị; trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp.
+ Phân công, phân cấp công tác quản lý cán bộ, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp.
- Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ:
+ Những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải do cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến của người đứng đầu và ý kiến của tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện quyết định của tập thể về cán bộ, công tác cán bộ trong phạm vi được phân công phụ trách.
+ Cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghị quyết, quyết định của cấp uỷ, tổ chức đảng; cấp uỷ cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp uỷ cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;