Vị trí, vai trò của trung tâm dữ liệu quốc gia thế nào? Nhiệm vụ thực hiện đề án trung tâm dữ liệu quốc gia ra sao?

Vị trí, vai trò của trung tâm dữ liệu quốc gia thế nào? Nhiệm vụ thực hiện đề án trung tâm dữ liệu quốc gia ra sao? Câu hỏi của bạn T.P ở Hà Nam

Vị trí, vai trò của trung tâm dữ liệu quốc gia thế nào?

Căn cứ tại khoản II Điều 1 Nghị quyết 175/NQ-CP năm 2023, quy định trung tâm dữ liệu quốc gia có vị trí và vai trò như sau:

- Vị trí:

Trung tâm dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu do Chính phủ xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng an ninh. Đồng thời cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

- Vai trò của Trung tâm dữ liệu quốc gia:

+ Tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác, chia sẻ, phân tích và điều phối tất cả các dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu liên quan đến con người (bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người có liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam) theo quy định của pháp luật để tạo dựng kho dữ liệu về con người.

Dữ liệu liên quan đến con người bao gồm các thông tin đã được số hóa có nội dung gắn với con người bao gồm: dữ liệu dân cư, bảo hiểm, y tế và an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, cán bộ công chức, viên chức, căn cước, hộ tịch, hoạt động tài chính, và các hoạt động khác từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và các cơ sở dữ liệu khác.

+ Sử dụng các dữ liệu đã được thu thập, đồng bộ để thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện sự phục vụ của cơ quan nhà nước cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành phân tích chuyên sâu nhằm hỗ trợ Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước; đưa ra các chính sách an sinh liên quan đến bảo hiểm, y tế, giáo dục,... góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ cho xã hội.

+ Phân tích chuyên sâu các dữ liệu bảo đảm việc hỗ trợ công tác xây dựng các cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển quốc gia. Đồng thời tạo điều kiện phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên nền các dữ liệu số được khai thác từ các kho dữ liệu dùng chung và kho dữ liệu mở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

+ Tập trung các công nghệ, giải pháp hiện đại, đồng bộ, bảo đảm an ninh an toàn để cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khi có nhu cầu.

+ Trao đổi, kết nối quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, nghiên cứu xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển đất nước và đặt nền tảng nghiên cứu, hỗ trợ khai thác, phát triển nền khoa học công nghệ quốc gia.

Vị trí, vai trò của trung tâm dữ liệu quốc gia thế nào? Nhiệm vụ thực hiện đề án trung tâm dữ liệu quốc gia ra sao?

Vị trí, vai trò của trung tâm dữ liệu quốc gia thế nào? Nhiệm vụ thực hiện đề án trung tâm dữ liệu quốc gia ra sao?

Đối tượng nào được sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu quốc gia?

Căn cứ tại điểm 1 khoản IV Điều 1 Nghị quyết 175/NQ-CP năm 2023, quy định đối tượng sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu quốc gia gồm có như sau:

- Đối với các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội: Các hệ thống sử dụng hạ tầng nhà trạm, hạ tầng công nghệ thông tin tại vùng dùng chung của Trung tâm dữ liệu quốc gia, gồm:

+ Kho dữ liệu dùng chung, kho dữ liệu mở được đồng bộ từ kho dữ liệu tổng hợp tại vùng chuyên dụng.

+ Các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

+ Các hệ thống của cơ quan, tổ chức khối Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội.

+ Các hệ thống của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng hạ tầng nhà trạm, hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu quốc gia.

- Đối với người dân và doanh nghiệp:

Người dân và doanh nghiệp thực hiện cung cấp và khai thác dữ liệu thông tin của mình và dữ liệu trong kho dữ liệu mở tại vùng dùng chung của Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ thực hiện đề án trung tâm dữ liệu quốc gia ra sao?

Căn cứ tại khoản V Điều 1 Nghị quyết 175/NQ-CP 2023, quy định nhiệm vụ đề án trung tâm dữ liệu quốc gia như sau:

- Về xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý:

+ Rà soát văn bản pháp luật

Rà soát, tổng hợp, đánh giá, đề xuất sửa đổi các luật có quy định liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian thực hiện: Trong năm 2023, 2024.

+ Sửa đổi, bổ sung Nghị định 01/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an để bổ sung Trung tâm dữ liệu quốc gia là đơn vị tương đương cấp Cục thuộc Bộ Công an.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian hoàn thành: Trong năm 2024.

+ Tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

++ Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2023,

+ Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

++ Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2023.

- Về xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia:

+ Xây dựng hạ tầng vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian thực hiện: Theo lộ trình triển khai Đề án, đối với Trung tâm dữ liệu quốc gia số 1 hoàn thành trong năm 2025.

+ Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của Trung tâm dữ liệu quốc gia gồm xây dựng và triển khai Nền tảng điện toán đám mây; Kho dữ liệu tổng hợp; Hệ thống phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý; Hệ thống dịch vụ dữ liệu chuyên ngành và hệ thống quản lý khai thác dữ liệu chuyên ngành.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian thực hiện: Theo lộ trình triển khai Đề án, đối với Trung tâm dữ liệu quốc gia số 1 hoàn thành trước năm 2025.

+ Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong quá trình xây dựng, triển khai, quản trị, vận hành hệ thống.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.

+ Chuyển đổi các hệ thống thông tin từ các bộ, ngành, địa phương về Trung tâm dữ liệu quốc gia.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ, ngành, địa phương là chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu.

++ Thời gian thực hiện: Theo lộ trình triển khai Đề án.

+ Tích hợp, đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương về Trung tâm dữ liệu quốc gia.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ, ngành, địa phương là chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu.

++ Thời gian thực hiện: Theo lộ trình triển khai Đề án.

- Về bảo đảm các điều kiện quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia:

+ Xây dựng mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và bố trí nhân sự cho đơn vị cấp Cục thuộc Bộ Công an để quản lý và vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian hoàn thành: Trong năm 2024.

+ Đào tạo, tập huấn, bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ quản trị, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia.

++ Đơn vị chủ trì: Bộ Công an.

++ Thời gian thực hiện: Theo lộ trình triển khai Đề án.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}