Phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Hào (Đồng Tháp)

Khi nào thì phải báo cáo khẩn khi thiên tai xảy ra?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra
1. Báo cáo khẩn: được thực hiện trước, trong và sau khi thiên tai đổ bộ vào đất liền hoặc có thông báo lũ khẩn cấp, lũ quét, sạt lở đất và các sự cố nghiêm trọng khác.
....

Theo đó, báo cáo khẩn được thực hiện trước, trong và sau khi thiên tai đổ bộ vào đất liền hoặc có thông báo lũ khẩn cấp, lũ quét, sạt lở đất và các sự cố nghiêm trọng khác.

Phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra được quy định như thế nào?

Phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phương thức báo cáo khẩn trong công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định phương thức báo cáo khẩn trong công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra như sau:

- Trước khi thiên tai, các tổ chức, cá nhân gửi báo cáo về công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, tình trạng tàu thuyền (tổng số tàu thuyền, số lượng thuyền viên, sắp xếp cho hành khách đối với phương tiện chở khách, bố trí nơi neo đậu cho tàu, thuyền) theo thời gian và nội dung cụ thể như sau:

+ Trước 36 giờ, các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa; các chủ quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo trì đường thủy nội địa phải gửi báo cáo cho cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT;

+ Trước 30 giờ, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT tổng hợp, báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, bao gồm những nội dung cơ bản: tình hình tàu, thuyền; công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng; nhân lực trực; lực lượng, phương tiện, thiết bị làm nhiệm vụ chống thiên tai; các biện pháp nghiệp vụ đã yêu cầu, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống thiên tai;

+ Trước 24 giờ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

- Trong khi thiên tai diễn ra, báo cáo về diễn biến của thiên tai và những sự cố nghiêm trọng (thiệt hại ban đầu về người, tàu thuyền, nhà cửa, công trình, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa), cụ thể như sau:

+ Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT thường trực 24/24 giờ, mỗi ngày 01 (một) lần hoặc mỗi ngày 02 (hai) lần (trước 08 giờ sáng và 16 giờ chiều) đối với gió cấp 10 trở lên báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng phải báo cáo ngay cơ quan các cấp để được chỉ đạo, xử lý;

+ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thường trực 24/24 giờ, mỗi ngày 01 (một) lần gửi báo cáo Bộ Giao thông vận tải; trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng phải báo cáo ngay theo quy định.

+ Phương thức báo cáo: trước, trong và sau khi thiên tai diễn ra báo cáo được gửi bằng các hình thức như: công điện, công văn hoặc Fax, thư điện tử để đảm bảo kịp thời và văn bản chính thức được gửi theo đường bưu điện.

Phương thức báo cáo tình hình thiệt hại khi thiên tai xảy ra như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định phương thức báo cáo tình hình thiệt hại như sau:

- Báo cáo nhanh

Trong quá trình thiên tai xảy ra và ngay khi kết thúc đợt thiên tai, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua các thông tin của đơn vị, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trên phạm vi địa bàn quản lý báo cáo tình hình thiệt hại sơ bộ do thiên tai gây ra để Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Chế độ báo cáo thông qua điện đàm hoặc Fax hoặc thư điện tử;

Nội dung báo cáo: về tình hình luồng tuyến, thiệt hại về người, phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và kết cấu hạ tầng khác trên đường thủy nội địa (nếu có).

- Báo cáo chi tiết

Chậm nhất sau 03 (ba) ngày kể từ khi kết thúc đợt thiên tai, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT tổ chức kiểm tra, phân loại và đánh giá chính xác thiệt hại và báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;

Nội dung báo cáo nêu đầy đủ và diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo, tổng hợp thiệt hại, chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, những kiến nghị (nếu có).

Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được lấy từ đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định nguồn kinh phí thực hiện công tác, phòng chống thiên tai như sau:

- Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.

- Các Khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi có thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí từ Hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng.

- Nguồn của Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường thủy.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}