Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản năm 2023 là bao nhiêu?
- Việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
- Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản năm 2023 là bao nhiêu?
- Quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường như thế nào?
Việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
- Chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường và được thẩm định trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chủ cơ sở khai thác khoáng sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì buộc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trong đó có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và được thẩm định trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường; trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì buộc lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và được thẩm định theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Chủ cơ sở khai thác khoáng sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt thì lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, trong đó có phương án cải tạo, phục hồi môi trường với nội dung được thay đổi và được thẩm định trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
Trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và được thẩm định theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Chủ cơ sở khai thác khoáng sản quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường là một phần của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của dự án khai thác khoáng sản và được thẩm định trong quá trình thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản năm 2023 là bao nhiêu?
Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản năm 2023 là bao nhiêu?
Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BTC như sau:
Số TT | Tổng vốn đầu tư dự án (tỷ đồng) | Mức phí (triệu đồng) |
1 | Đến 10 | 6,0 |
2 | Trên 10 đến 20 | 9,0 |
3 | Trên 20 đến 50 | 15,0 |
4 | Trên 50 đến 100 | 27,0 |
5 | Trên 100 đến 200 | 30,0 |
6 | Trên 200 đến 500 | 39,0 |
7 | Trên 500 đến 1.000 | 44,0 |
8 | Trên 1.000 đến 1.500 | 48,0 |
9 | Trên 1.500 đến 2.000 | 49,0 |
10 | Trên 2.000 đến 3.000 | 51,0 |
11 | Trên 3.000 đến 5.000 | 53,0 |
12 | Trên 5.000 đến 7.000 | 56,0 |
13 | Trên 7.000 | 61,0 |
Quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường như sau:
- Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
+ Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP.
++ Trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện thẩm định và thu phí, bao gồm cả: Chi phí kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tại địa điểm thực hiện dự án và tổ chức họp của hội đồng thẩm định (chi lấy ý kiến, bản nhận xét thẩm định, báo cáo thẩm định).
++ Mức chi theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
+ Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí trong năm được trích để lại chưa chi được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Thông tư 07/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20 tháng 3 năm 2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;