Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào? 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì?

Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào? 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì?

Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào? 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì?

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen (Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học) như sau:

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trên cơ sở kế thừa “cái hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng và lọc bỏ quan điểm duy tâm, thần bí của Triết học Ph.Hêghen; kế thừa những giá trị duy vật và loại bỏ quan điểm siêu hình của Triết học L.Phoiơbắc, đồng thời nghiên cứu nhiều thành tựu khoa học tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng, thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Bằng phép biện chứng duy vật, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử - phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau.

- Học thuyết về giá trị thặng dư

Từ việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đi sâu nghiên cứu nền sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã sáng tạo ra bộ “Tư bản”, mà giá trị to lớn nhất của nó là “Học thuyết về giá trị thặng dư - phát kiến vĩ đại thứ hai của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

Trên cơ sở hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có phát kiến vĩ đại thứ ba, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Với phát kiến thứ ba, những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đã được khắc phục một cách triệt để; đồng thời đã luận chứng và khẳng định về phương diện chính trị- xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen (Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học) tham khảo như trên.

Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào? 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì?

Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào? 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? (Hình từ Internet)

Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin có được miễn học phí không?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
...

Như vậy, sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn học phí.

Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT quy định quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học như sau:

- Người học căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do cơ sở giáo dục đại học quy định.

- Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng người học trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.

Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa).

- Hội đồng đánh giá cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp trường (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp trường).

- Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.

- Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của người học phải được công bố công khai và thông báo cho người học biết trước 20 ngày trước khi ban hành quyết định chính thức.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}