Phần mềm Quản lý tài sản công do những đối tượng nào quản lý, khai thác sử dụng? Điều kiện để sử dụng Phần mềm Quản lý khai thác tài sản công là gì?

Những đối tượng nào sẽ quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công? Câu hỏi của bạn T.Q ở Bình Dương.

Ban hành hướng dẫn quan lý, khai thác, sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công?

Theo Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định về những nội dung chính như sau:

- Quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công (hay còn gọi là Phần mềm) cập nhật những thông tin sau:

+ Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (hay còn gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị).

+ Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.

+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

- Việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm không áp dụng đối với tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tài sản cộng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Phần mềm Quản lý tài sản công do những đối tượng nào quản lý, khai thác sử dụng? Điều kiện để sử dụng Phần mềm Quản lý khai thác tài sản công là gì?

Phần mềm Quản lý tài sản công do những đối tượng nào quản lý, khai thác sử dụng? Điều kiện để sử dụng Phần mềm Quản lý khai thác tài sản công là gì?

Những đối tượng nào sẽ quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công như sau:

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương; các Sở Tài chính.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương; Sở, ban, ngành và các tổ chức tương đương thuộc tỉnh; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.

- Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý công nghệ thông tin hoặc cơ quan có chức năng về quản lý công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm

Điều kiện để sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định về điều kiện sử dụng Phần mềm như sau:

Điều kiện sử dụng Phần mềm
1. Máy vi tính phải được kết nối Internet, cập nhật các bản vá lỗi hệ điều hành về an ninh; được cài đặt chương trình phần mềm diệt virus, cập nhật thường xuyên các bản nhận dạng mẫu virus mới.
2. Thông tin nhập vào Phần mềm phải sử dụng phông chữ Unicode TCVN 6909:2001 gõ dấu tiếng Việt. Các văn bản dùng hệ phông chữ khác với Unicode TCVN 6909:2001 phải được chuyển đổi sang định dạng phông chữ Unicode TCVN 6909:2001 trước khi tải vào Phần mềm.
3. Mỗi đơn vị nhập dữ liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này được Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) cấp một tài khoản (bao gồm: tên đăng nhập và mật khẩu) và phân quyền quản lý, sử dụng để truy cập vào Phần mềm.
4. Mỗi đơn vị nhập dữ liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này được cán bộ quản lý tạo một tài khoản (bao gồm: tên đăng nhập và mật khẩu) và phân quyền sử dụng để truy cập vào Phần mềm. Tài khoản của cán bộ sử dụng do Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) duyệt.
5. Để đảm bảo chất lượng truy cập Phần mềm, khuyến nghị máy vi tính cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Cấu hình máy vi tính: Bộ vi xử lý tối thiểu 2 nhân, tốc độ tối thiểu 2 GHz; bộ nhớ RAM tối thiểu 8GB.
b) Trình duyệt Mozilla Firefox 100+, Google Chrome 100+, Safari 13+ trở lên.
c) Hệ điều hành Windows 10 hoặc các hệ điều hành tương đương trở lên.

Theo đó, để có thể sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần đáp ứng một số điều kiện sau:

- Điều kiện về kết nối mạng và hệ điều hành, cấu hình máy;

- Điều kiện về font chữ và ngôn ngữ;

- Điều kiện về tài khoản đăng nhập hợp lệ;

- Điều kiện về các bản cập nhật của công cụ tìm kiếm.

Thực hiện báo cáo tình hình sử dụng Phần mềm quản lý tài sản công như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định về báo cáo điển tử như sau:

Báo cáo điện tử
Hình thức báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 130 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Đồng thời tại khoản 4 Điều 130 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
...
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Báo cáo bằng văn bản;
b) Báo cáo điện tử thông qua phần giao diện Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản công. Chữ ký của người lập báo cáo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện thông qua thiết bị bảo mật Chứng thư số.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện báo cáo tình hình sử dụng Phần mềm quản lý tài sản công thông qua hình thức điện tử theo quy định pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}