Phần hành lý của người nhập cảnh nhiều hơn định mức miễn thuế thì có phải là hàng hoá nhập khẩu không?

Phần hành lý của người nhập cảnh nhiều hơn định mức miễn thuế thì có phải là hàng hoá nhập khẩu không? Câu hỏi của bạn Minh ở Đà Nẵng.

Hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế thì phần vượt này có được coi là hàng hóa nhập khẩu không?

Căn cứ Điều 54 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:

Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.
2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh.
3. Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi
1. Hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.
...

Như vậy, hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế thì phần vượt này sẽ được coi là hàng hóa nhập khẩu và phải thực hiện thủ tục hải quan đối với phần hành lý đó.

Phần hành lý của người nhập cảnh nhiều hơn định mức miễn thuế thì có phải là hàng hoá nhập khẩu không?

Phần hành lý của người nhập cảnh nhiều hơn định mức miễn thuế thì có phải là hàng hoá nhập khẩu không?

Hồ sơ hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi
...
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính;
b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu có dấu xác nhận của cơ quan xuất cảnh, nhập cảnh đối với người nhập cảnh: 01 bản chụp;
c) Tờ khai xuất nhập cảnh có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập cảnh đối với người nhập cảnh: 01 bản chính;
d) Chứng từ vận tải trong trường hợp hành lý của người nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi: 01 bản chụp.

Theo đó, hồ sơ hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế gồm:

- 02 bản chính Tờ khai hải quan

- 01 bản chụp Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu có dấu xác nhận của cơ quan xuất cảnh, nhập cảnh đối với người nhập cảnh

- 01 bản chính tờ khai xuất nhập cảnh có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập cảnh đối với người nhập cảnh

- 01 bản chụp chứng từ vận tải trong trường hợp hành lý của người nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi.

Phương thức giám sát hải quan được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 38 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:

Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.

Theo đó sẽ có 3 phương thức thực hiện giám sát hải quan bao gồm:

- Niêm phong hải quan;

- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}