Phân công thẩm phán giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiện theo những phương pháp nào? Danh sách thẩm phán được lập theo trình tự nào?

Tôi muốn hỏi phân công thẩm phán giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiện theo bao nhiêu phương pháp? - câu hỏi của chị Nga (Di Linh)

Danh sách thẩm phán được lập theo trình tự nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về lập danh sách vụ việc và danh sách Thẩm phán thì trình tự lập danh sách Thẩm phán như sau:

- Lược bỏ Thẩm phán không được phân công giải quyết án ra khỏi Danh sách Thẩm phán;

- Sắp xếp Thẩm phán theo thứ tự Thẩm phán có số lượng vụ việc đang được giao giải quyết ít hơn đứng trước;

- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang được giao giải quyết ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ nhiều hơn đứng trước.

- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn đứng trước;

- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trọng thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn đứng trước;

- Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí về số lượng vụ việc đang được giao giải quyết, số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ, số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trọng thời hạn 01 năm như nhau thì sắp xếp tên Thẩm phán theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt (A, B, C...);

- Trường hợp Thẩm phán thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi đối với vụ việc cụ thể thì phải được ghi chú trong Danh sách Thẩm phán.

Phân công thẩm phán giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiên theo bao nhiêu phương pháp?  Danh sách thẩm phán được thành lập theo trình tự nào?

Phân công thẩm phán giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiện theo những phương pháp nào? Danh sách thẩm phán được lập theo trình tự nào?

Phân công thẩm phán giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiện theo những phương pháp nào?

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định như sau:

Tổ chức phân công giải quyết án ngẫu nhiên
1. Việc phân công giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiện theo phương pháp thủ công hoặc phương pháp tự động.
2. Tại các Tòa án đáp ứng được điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin thì thực hiện phân công án ngẫu nhiên theo phương pháp tự động dưới sự hỗ trợ của phần mềm và thiết bị điện tử. Trường hợp phân công giải quyết án theo phương thức tự động thông qua thiết bị điện tử thì Danh sách vụ việc và Danh sách Thẩm phán phải được xử lý để việc phân bổ Thẩm phán giải quyết án phải hoàn toàn tự động, ngẫu nhiên để không ai có thể tác động vào việc phân công giải quyết án.
3. Trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo phương pháp tự động thì việc phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo phương pháp thủ công do bộ phận hành chính tư pháp, công chức, người lao động Tòa án thực hiện theo quyết định của Chánh án Tòa án.

Theo đó, Việc phân công giải quyết án ngẫu nhiên được thực hiện theo phương pháp thủ công hoặc phương pháp tự động.

- Phân công án ngẫu nhiên theo phương pháp tự động tại các Tòa án đáp ứng được điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin.

- Phân công án ngẫu nhiên theo phương pháp thủ công tại Tòa án không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo phương pháp tự động

Phân công thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên thì phải phân công theo trình tự nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định trình tự phân công thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên như sau:

- Căn cứ Danh sách Thẩm phán và Danh sách vụ việc theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC, tại mỗi lần phân công, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo trình tự sau đây cho đến khi hết Danh sách vụ việc:

+ Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ít hơn sẽ được phân công trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết nhiều hơn trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí tại các quy định nêu trên ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có tên đứng trước trong bảng chữ cái tiếng Việt trước;

+ Trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó thì phải phân công vụ việc tiếp theo trong Danh sách vụ việc.

- Lần phân công giải quyết án tiếp theo, căn cứ vào Danh sách Thẩm phán đã được cập nhật thông tin đến thời điểm phân công án để tiếp tục phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC

Thông tư 01/2022/TT-TANDTC sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2022.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}