Phân biệt hoạt động thanh tra thuế và kiểm tra thuế? Thanh tra thuế được tiến hành trong trường hợp nào?
Phân biệt hoạt động thanh tra thuế và kiểm tra thuế?
Tiêu chí phân biệt | Kiểm tra thuế | Thanh tra thuế |
Khái niệm | Hoạt động kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. | Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. |
Tính chất | Hoạt động kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế. | Thanh tra thuế là công việc được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan quản lý thuế. |
Phạm vi | - Kiểm tra thuế được tiến hành với bất kỳ người nộp thuế nào (Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện với các trường hợp: + Người nộp thuế không giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc giải trình, khai bổ sung không đúng, không chứng minh được số thuế phải nộp, số thuế miễn, giảm, hoàn đúng; + Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; + Kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế. | – Thanh tra thuế được áp dụng khi: + Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế + Để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế + Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa + Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính + Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền |
Địa điểm thực hiện | Tại cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. | Chỉ thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế. |
Mục đích | Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế | Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế |
Thời hạn | - Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra); trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế; – Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra. | - Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; – Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; – Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. |
Cơ quan có thẩm quyền | Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Vụ, Phòng, Đội được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp | Tổng cục Thuế, Cục Thuế |
Quy mô | Chỉ kiểm tra số liệu kế toán trong kỳ kiểm tra ghi trong Quyết định kiểm tra đó | Có quy mô rộng hơn, có thể sẽ thanh tra số liệu kế toán ghi trong Quyết định thanh tra và thanh tra những số liệu kế toán từ những đợt kiểm tra trước |
Trường hợp nào thì thanh tra thuế?
Căn cứ theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau:
Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp được quy định trên đây thì cơ quan, người có thẩm quyền mới được tiến hành thanh tra thuế.
Phân biệt hoạt động thanh tra thuế và kiểm tra thuế? Thanh tra thuế được tiến hành trong trường hợp nào?
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế?
Căn cứ theo Điều 114 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyết định thanh tra thuế như sau:
Quyết định thanh tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
2. Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;
d) Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
4. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế."
Như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;