Phân biệt hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ?

Cho tôi hỏi trong quy định của pháp luật có quy định về sử dụng không hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn không hợp pháp, ban biên tập có thể phân biệt hoặc liệt kê giúp tôi những hành vi nào cụ thể thuộc hai trường hợp trên được không ạ? Tôi cảm ơn!

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ quy định như sau:

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn

+ Hóa đơn, chứng từ giả;

+ Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

+ Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

+ Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

+ Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

+ Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Sự khác nhau của việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ?

Phân biệt hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ?

Sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ quy định như sau:

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

+ Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

+ Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

+ Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

+ Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

+ Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

+ Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn là hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn?

Theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ như sau:

- Đối với công chức thuế

+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Như vậy, sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp hay sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ đều là hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Việc sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp được hiểu là những hành vi các cơ sở kinh doanh sử dụng các loại hóa đơn chứng từ không đúng quy định, không đăng ký hoặc vi phạm quy định về hình thức, giá trị sử dụng của hóa đơn,…

Việc sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ được hiểu là những hành vi mà cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn, chứng từ của cơ quan một cách trái pháp luật hoặc cố tình sử dụng hóa đơn chứng từ để tạo ra các hành vi gian lận trong kinh doanh.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

65 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}