Phân biệt các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp và bảo lãnh? Tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp sẽ bị xử lý như thế nào?

Phân biệt các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp và bảo lãnh? Tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp sẽ bị xử lý như thế nào? - Câu hỏi của bạn Minh Vương (Đồng Tháp)

Pháp luật công nhận bao nhiêu biện pháp bảo đảm tài sản?

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì hiện nay pháp luật dân sự quy định 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:

- Cầm cố tài sản.

- Thế chấp tài sản.

- Đặt cọc.

- Ký cược.

- Ký quỹ.

- Bảo lưu quyền sở hữu.

- Bảo lãnh.

- Tín chấp.

- Cầm giữ tài sản.

Phân biệt các biện pháp bảo đảm cầm cố,  thế chấp và bảo lãnh? Tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp sẽ bị xử lý như thế nào?

Phân biệt các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp và bảo lãnh? Tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp sẽ bị xử lý như thế nào?

Phân biệt các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp và bảo lãnh?

Hiện nay có 09 biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, trong đó 03 biện pháp được sử dụng phổ biến gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và bảo lãnh. Dưới đây là các tiêu chí giúp phân biệt 03 biện pháp bảo đảm này:

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

Bảo lãnh

Khái niệm

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

(Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015)

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

(Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015)

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

(Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015)

Chủ thể




Bên cầm cố, bên nhận cầm cố.

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp (nếu có).

Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh.

Bản chất

Có sự chuyển giao tài sản.

(Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015)

Không có sự chuyển giao tài sản.

(Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015)

Người bảo lãnh có thể thực hiện bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cho nên về bản chất của bảo lãnh cũng là cầm cố, thế chấp.

(khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015)

Hình thức

Phải được lập thành văn bản.

Phải được lập thành văn bản.

Phải được lập thành văn bản.

Đối tượng

Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu,...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh.

Hiệu lực

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

(Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015)

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

(Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015)


Có hiệu lực từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan.

(Điều 19 Thông tư 07/2015/TT-NHNN)

Tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp sẽ bị xử lý như thế nào?

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm sẽ phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác theo quy định tại khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý khi thuộc các trường hợp sau:

- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Cụ thể, tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp sẽ bị xử lý như sau:

+ Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

++ Bán đấu giá tài sản;

++ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

++ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

++ Phương thức khác.

+ Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Mặt khác, việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:

+ Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;

+ Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}