Phải đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã khi thực hiện chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Những người có công với cách mạng sẽ nhận được những chế độ ưu đãi của Nhà nước. Vậy trong thời gian tới việc chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!

Chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả phải đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 8. Chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả
1. Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù và có ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để kết hợp hoạt động chi trả với quản lý đối tượng, đảm bảo việc chi trả chế độ đúng, đủ, kịp thời và an toàn.
2. Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó ghi rõ phạm vi đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, chi trả qua hệ thống ngân hàng và các phương thức không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thỏa thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
3. Trước ngày 25 hằng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức dịch vụ chi trả.
Trường hợp thời gian chi trả trợ cấp, phụ cấp gần ngày Tết Nguyên đán hoặc trong thời gian xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do bất khả kháng do cấp có thẩm quyền xác định, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc thực hiện chi trả gộp 02 tháng cho người thụ hưởng.
4. Hằng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hằng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.”

Như vậy, việc chi trả chế đội ưu đãi người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả phải bảo đảm có mạng lưới giao dịch tại xã có thể đảm nhận việc chi trả tại nhà cho các đối tượng đặc thù và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chi trả.

Ngoài ra, phải đảm bảo việc chi trả thực hiện chế độ đúng, đủ, kịp thời và an toàn.

Phải đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã khi thực hiện chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả?

Phải đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã khi thực hiện chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ?

Có bao nhiêu khoản chi chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Chi chế độ ưu đãi
1. Các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng:
a) Chi điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ tại nhà;
b) Chi hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
...
2. Các khoản chi giao cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
a) Điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tập trung;
b) Hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành lao động (bao gồm các đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
...
3. Các khoản chi giao cho cơ quan được giao chủ trì thực hiện:
a) Chi đóng bảo hiểm y tế;
b) Hỗ trợ chi phí báo tử liệt sĩ;
...
4. Mức chi các nội dung chi tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo quy định lại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP. Riêng mức chi tại điểm i khoản 1 Điều này thực hiện theo giá bán lẻ Báo Nhân dân; mức chi tại điểm k khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước.”

Như vậy, sẽ có 03 khoản chi chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định nêu trên.

Kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến phải đảm bảo được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 3. Quản lý và sử dụng kinh phí
Kinh phí thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến và chi phí quản lý thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do ngân sách trung ương đảm bảo được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện như sau:
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP .
2. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng vả người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước và thực hiện rút dự toán theo quy định.
3. Việc quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán, các quy định cụ thể tại Thông tư này và quy chế phân cấp quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

Theo đó, kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến phải đảm bảo được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và được thực hiện theo quy định trên.

Thông tư 44/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 5/9/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

397 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}